Kết quả chăm sóc điều trị người bệnh sau can thiệp động mạch vành và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2020 - 2021

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Thu Hà Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Lê Thanh Bình Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Thị Nhật Linh Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Hoàng Thị Thu Hà
  • Lê Thị Ngà Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Phạm Tuấn Việt Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Phạm Thị Hồng Thi Trường Đại học Thăng Long

Tóm tắt

Tổng quan: Bệnh lý động mạch vành là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu tại Việt Nam và các nước phát triển. Can thiệp động mạch vành qua da là biện pháp điều trị đặc hiệu nhằm tái tưới máu cơ tim. Bên cạnh bác sỹ, điều dưỡng viên là mắt xích quan trọng không thể thiếu trong chăm sóc điều trị người bệnh. Hoạt động chăm sóc, tư vấn giáo dục sức khỏe của điều dưỡng viên góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và mức độ tuân trị của bệnh nhân sau can thiệp động mạch vành.

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, phân tích kết quả chăm sóc và một số yếu tố liên quan của người bệnh sau can thiệp động mạch vành tại Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai.

Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả, tiến cứu có theo dõi dọc.

Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu: 67,5 ± 9,9, min 34 max 91, nam 67,9% nữ 32,1%. Biến chứng thường gặp nhất là phản vệ (41 trường hợp). Tỷ lệ người bệnh có kết quả chăm sóc điều trị tốt chiếm 84,7%. Tỷ lệ kết quả chăm sóc tốt ở nhóm có biến chứng là 68,1%; ở nhóm không có biến chứng là 100%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Tỷ lệ người bệnh tuân thủ điều trị tốt ở nhóm được tư vấn giáo dục sức khỏe đầy đủ cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với nhóm

Kết luận: Kết quả chăm sóc điều trị của người bệnh động mạch vành được can thiệp qua da có liên quan với quá trình điều trị, chăm sóc tư vấn giáo dục sức khỏe của điều dưỡng.

Từ khóa: Bệnh động mạch vành, chăm sóc người bệnh sau can thiệp động mạch vành.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyen An Khuong, Le Thi Thien Huong and Vo Thanh Nhan (2010), “Evaluating the radial artery morphology by 2D and Doppler ultrasound in coronary angiography and intervention through the radial artery”, City Medicine. Ho Chi Minh, 14.

2. Do Hong Kien (2012), Evaluation of early results of percutaneous coronary intervention in patients with late acute myocardial infarction, Master’s thesis in nursing, Hanoi Medical University.

3. Ly Duc Ngoc (2012), Evaluating the feasibility of applying 5F catheter in coronary intervention and commenting on the results of coronary intervention through 5F catheter, Master’s thesis of medicine, Hanoi Medical University.

4. Nguyen Van Phi (2011), Evaluation of the quality of life of patients with unstable angina before and after percutaneous coronary intervention using the Seattle Angina Questionnaire, Medical Doctor’s Graduation Thesis, Hanoi Medical University.

5. Nguyen Manh Quan (2021), Evaluation of intervention results with non-polymer drug-eluting stents (biofreedom) in coronary artery patients, Doctoral thesis of Medicine, Hanoi Medical University.

6. Vu Duy Tung (2016), Study of coronary artery anatomy on 64-slice computed tomography images compared with percutaneous coronary images, , Doctoral thesis of medicine, Hanoi Medical University.

7. Garg N., Madan B. K., Khanna R. and et al. (2015), “Incidence and predictors of radial artery occlusion after transradial coronary angioplasty: Doppler-guided follow-up study”, J Invasive Cardiol, 27(2), p. 106-112.

8. Sadaka M. A., Etman W., Admed W. and et al. (2019), “Incidence and predictors of radial artery occlusion after transradial coronary catheterization”, Egypt Heart J, 71(1), p. 12.

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-09-2022

Cách trích dẫn

Nguyễn Thị Thu Hà, Lê Thanh Bình, Nguyễn Thị Nhật Linh, Hoàng Thị Thu Hà, Lê Thị Ngà, Phạm Tuấn Việt, & Phạm Thị Hồng Thi. (2022). Kết quả chăm sóc điều trị người bệnh sau can thiệp động mạch vành và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2020 - 2021. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (101), 53–61. Truy vấn từ http://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/337

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>