Kết quả sớm của phẫu thuật bắc cầu chủ vành không tuần hoàn ngoài cơ thể ở bệnh nhân có phân suất tống máu thấp
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật bắc cầu chủ vành không tuần hoàn ngoài cơ thể ở bệnh nhân có phân suất tống máu thất trái thấp.
Bệnh nhân và phương pháp: Nghiên cứu quan sát cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân mạch vành có phân suất tống máu thất trái ≤ 40% được phẫu thuật bắc cầu chủ vành không tuần hoàn ngoài cơ thể tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1/2015 đến tháng 5/2018. Kết quả được ghi nhận gồm tỉ lệ tử vong 30 ngày, các biến chứng hậu phẫu sớm và thời gian thở máy, thời gian nằm hồi sức. Tử vong thực tế được so sánh với tử vong dự báo theo 2 mô hình EuroSCORE II và STS. So sánh giá trị dự báo tử vong 30 ngày của 2 mô hình này.
Kết quả: 111 bệnh nhân được tuyển vào nghiên cứu. Tuổi trung bình là 62,8 ± 7,7, nam giới chiếm 78,4%. Tỉ lệ tổn thương cả 3 động mạch vành là 67,6% và hẹp có ý nghĩa thân chung trái là 31,5%. Phân suất tống máu trung bình là 33,5 ± 5,6%, thấp nhất 20%. Có 14,4% bệnh nhân được mổ cấp cứu. Tỉ lệ tử vong 30 ngày là 7,2%. Hai biến chứng hậu phẫu thường gặp nhất là rối loạn nhịp tim (48,6%) và hội chứng cung lượng tim thấp (33,3%). Thời gian thở máy trung bình là 2,2 ngày và thời gian nằm hồi sức trung bình là 4,5 ngày. Tỉ lệ tử vong thực tế không khác biệt so với tỉ lệ tử vong dự báo theo mô hình EuroSCORE II (Hosmer Lemeshow 4,493, p = 0,81) hoặc theo mô hình STS (Hosmer Lemeshow 5,064, p = 0,751). Giá trị dự báo tử vong của 2 mô hình EUROSCORE II và STS khác biệt không có ý nghĩa thống kê (Hanley & McNeil: P = 0,367).
Kết luận: Khi được thực hiện bởi một ê-kíp nhiều kinh nghiệm, phẫu thuật bắc cầu chủ vành không tuần hoàn ngoài cơ thể là một lựa chọn hợp lý để tái tưới máu mạch vành cho bệnh nhân có phân suất tống máu thất trái thấp.
Từ khóa: Phẫu thuật bắc cầu chủ vành; Phân suất tống máu thất trái.
Tài liệu tham khảo
1. Topkara VK, Cheema FH, Satish K, et al. Coronary artery bypass grafting in patients with low ejection fraction. Circulation 2005;112:344-350.
2. Hillis GS, Zehr KJ, Williams AW, et al. Outcome of patients with low ejection fraction undergoing coronary artery bypass grafting: renal function and mortality after 3.8 years. Circulation 2006;114: 414-419.
3. Hamad MS, van Straten AHM, Schonbergr JPAM, et al. Preoperative ejection fraction as a predictor of survival after coronary artery bypass grafting: comparison with a matched general population. J Cardiothorac Surg 2010;5:29.
4. Suzuki T, Asai T, Matsubayashi K, et al. Early and midterm outcome after off-pump coronary artery bypass grafting in patients with poor left ventricular function compared with patients with normal function. Gen Thorac Cardiovasc Surg 2008;56:324-329.
5. Keeling WB, Williams ML, Slaughter MS, et al. Off-pump and on-pump coronary revascularization in patients with low ejection fraction: a report from the Society of Thoracic Surgeons National Database. Ann Thorac Surg 2013;96:83-89.
6. Tsaoui G, Pitsis AA, Ioannidis GD, et al. A multidisciplinary approach to unplanned conversion from off-pump to on-pump beating heart coronary artery revascularization in patients with compromised left ventricular function. Crit Care Res Pract 2014;2:1-6.
7. Waseem M, Chaudhry IA, Pervaiz F, et al. Outcomes of patients with poor left ventricular function in off-pump (OPCAB) and on-pump (CCAB) coronary artery bypass grafting. Forces Med 2014;66 (suppl):1-6.
8. Đỗ Nguyễn Thùy Đoan Trang, Hồ Huỳnh Quang Trí. Đánh giá kết quả sớm và sau một năm của phẫu thuật bắc cầu mạch vành ở bệnh nhân có phân suất tống máu thấp. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam 2015;69:40-45.
9. Lamy A, Devereaux PJ, Prabhakaran D, et al. Off-pump or on-pump coronary-artery bypass grafting at 30 days. N Engl J Med 2012;366:1489-1497.
10. Ueki C, Miyata H, Motomura N, et al. Off-pump versus on-pump coronary artery bypass grafting in patients with left ventricular dysfunction. J Thorac Cardiovasc Surg 2016;151:1092-1098.