Một số yếu tố liên quan đến cơ chế tái hẹp stent Động mạch vành trên IVUS

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Hải Yến Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Thị Bạch Yến Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Cơ chế tái hẹp stent động mạch vành hiện nay vẫn còn chưa được rõ ràng. Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy việc kết hợp hình ảnh IVUS trong chụp mạch để đánh giá tái hẹp mang lại tính chính xác cao hơn, giải thích rõ ràng hơn cho cơ chế và nguyên nhân tái hẹp stent sau can thiệp.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang, được thực hiện trên 80 bệnh nhân tái hẹp stent ĐMV từ tháng 11/2015 đến 8/2018.

Kết quả: Đánh giá 91 vị trí tái hẹp ≥ 50% (qua kết quả chụp mạch qua da). Thời gian đặt stent: 53,8 ± 40,6 (tháng). % tái hẹp trên IVUS: 67,7± 9%. Cơ chế chính gây tái hẹp trên ivus là tăng sinh nội mạc: Tỷ lệ Nội mạc tăng sinh ≥ 50% gặp 89%; tái hẹp rìa stent: 63,7%; tái cấu trúc âm tính: 72%, stent không áp sát 33,2%; stent gẫy 1,1%, MLSA/ MLATCTB< 90%: 56%. Tái cấu trúc âm tính thường gặp hơn tái cấu trúc dương tính trong tái hẹp vùng rìa stent (71% sv 25%, p=0,02). Các yếu tố làm tăng nguy cơ tái hẹp nhiều: Diện tích lòng mạch tham chiếu trung bình (MLATCTB) ≤ 9 mm2 RR: 1,4 (1,01-1,95); Diện tích stent (MLSA) < 9 mm2: RR: 2,1 (1,1-4,0); % Nội mạc tăng sinh ≥ 50%: RR: 4,7: (1,04-20,8), Týp tái hẹp tăng sinh lan toả: RR: 1,7 (1,1 - 2,8).

Kết luận: Cơ chế chính gây tái hẹp là tăng sinh nội mạc. Tái cấu trúc âm tính, MLSA/MLATCTB < 90%, stent không áp sát là những yếu tố tạo thuận cho tăng sinh nội mạc gây tái hẹp. Tái cấu trúc âm tính liên quan tới hiện tượng tái hẹp vùng rìa stent. MLATCTB ≤ 9 mm2, MLSA < 9 mm2, týp tái hẹp tăng sinh lan toả và % nội mạc tăng sinh ≥ 50% là những yếu tố nguy cơ gây tăng mức độ tái hẹp stent sau can thiệp.

Tài liệu tham khảo

1. Robert A Byrne et al Salvatore Cassese (2014), “Incidence and predictors of restenosis after coronary stenting in 10004 patients with surveillance angiography”, Heart, 100, tr. 153-159.

2. Dario Buccheri1, 3*, Davide Piraino1,2*, Giuseppe Andolina1, Bernardo Cortese2,4 (2016), “Understanding and managing in-stent restenosis: a review of clinical data, from pathogenesis to treatment”, Journal of Thoracic Disease., 8(10), tr. E1150-E1162.

3. MD; Gary S. Mintz Soo-Jin Kang, MD; Duk-Woo Park, MD; Seung-Whan Lee, MD; Young-Hak Kim, MD; Cheol Whan Lee, MD; Ki-Hoon Han, MD; Jae-Joong Kim, MD; Seong-Wook Park, MD; Seung-Jung Park, MD (2011), “Mechanisms of In-Stent restenosis After Drug-elutiong Stent Implantation: Intravascular Ultrasound Analysis”, Circulation Cardiovasc Interv, 4, tr. 9-14.

4. MD et al George D. Dangas (2010), “In-Stent Restenosis in the Drug-Eluting Stent Era”, Jounal of the American College of Cardiology, 56, tr. 1897-1907.

5. MD Shunji Kasaoka, Jonathan M. Tobis, MD, FACC, Tatsuro Akiyama, MD, Bernhard Reimers, MD, Carlo Di Mario, MD, FACC, Nathan D.Wong, PhD, Antonio Colombo, MD, FACC (1998), “Angiographic and Intravascular Ultrasound Prectictor of In-Stent Restenosis”, JACC, 32, tr. 1630-1635.

6. Gary S. Minz Myeong-Ki Hong (2006), “Intravascular ultrasound predictors of angiographic restenosis after sỉolimus -eluting stent implatation”, European heart journal, 27(11), tr. 1305-1310.

7. MD; Tarek A.N Ahmed Jefferey J.W.Verschuren, MD; Joannis Karalis, MD; Paul H.A. Quax, MD, PhD, J. Wouter Jukema, MD, PhD (2011), “Stent Malaapposition in the BMS and DES era. Book Chapter in: Coronary Stent restenosis : the Publishing House of the Romanian Academy”, iSBN 978-973-27-2034-9, Chapter 16.

8. Wei Liu Muzina Akhtar (2016), “Use of intravascular ultrasound vs. optical coherence tomography for mechanism and patterns of in-stent restenosis among bare metal stents and drug eluting stents”, Jounal of Thoracic Disease, 8.

9. Mintz GS Steinberg DH, Mandinov L et al (2010), “Long-term impact of routinely detected early and late incomplete stent apposition: an integrated intravascular ultrasound analysis of the TAXUS IV, V, and VI and TAXUS ATLAS workhorse, long lesion, and direct stent studies”, JACC Cardiovasc Interv, 3(5), tr. 486-494.

10. MD; Il-Young Oh Yun Gi Kim, MD; Yoo-Wook Kwon et al (2013), “Mechanism of Edge Restenosis After Drug-Eluting Stent Implantation”, Circulation Journal Official Journal of the Japanese Circulation Society

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-06-2019

Cách trích dẫn

Nguyễn Thị Hải Yến, & Nguyễn Thị Bạch Yến. (2019). Một số yếu tố liên quan đến cơ chế tái hẹp stent Động mạch vành trên IVUS. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (88), 29–36. Truy vấn từ http://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/321

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2