Giá trị dự đoán của biến thiên khoảng ghép trong chẩn đoán phân biệt vị trí khởi phát ngoại tâm thu thất từ đường ra thất phải và đường ra thất trái
DOI:
https://doi.org/10.58354/jvc.96.2021.141Tóm tắt
Mục tiêu: Chúng tôi xác định giá trị dự đoán của biến thiên khoảng ghép (CIV) trong chẩn đoán phân biệt vị trí khởi phát ngoại tâm thu thất từ ĐRTT và ĐRTP.
Phương pháp: Chúng tôi nghiên cứu dữ liệu từ 87 bệnh nhân đã trải qua thủ thuật triệt đốt thành công ngoại tâm thu thất từ vị trí đường ra tâm thất qua đường ống thông bằng năng lượng có tần số Radio (RFCA) trong năm 2019-2020 tại Viện Tim mạch Việt Nam. CIV được tính bằng (CI lớn nhất- CI nhỏ nhất).
Kết quả: CIV có giá trị cao hơn ở NTTT từ vị trí ĐRTT so với vị trí ĐRTP, khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p<0.01). Trong phân tích đa biến của chúng tôi, bao gồm CIV, chỉ số thời gian sóng R, tỷ số chuyển tiếp, chỉ số TZ index, chỉ số V2S/ V3R, chỉ số biên độ R/S cho thấy: CIV ≥ 33 ms dự đoán một NTTT có vị trí khởi phát từ ĐRTT với độ nhạy là 89% và độ đặc hiệu là 77% trong tổng nhóm nghiên cứu, với độ nhạy 92% và độ đặc hiệu là 82% với các NTTT chuyển tiếp tại V3. CIV cũng được tiến hành so sánh với các tiêu chuẩn điện tâm đồ (ĐTĐ) trước đây trong chẩn đoán phân biệt vị trí từ ĐRTP và ĐRTT. CIV có diện tích dưới đường cong (AUC) lớn nhất là 0.83 trong tổng nhóm nghiên cứu và AUC cũng có giá trị cao nhất đạt 0.87 ở nhóm NTTT chuyển tiếp tại V3 so với các tiêu chí ĐTĐ khác.
Kết luận: Trong nghiên cứu này, CIV là một tiêu chuẩn ĐTĐ có giá trị trong chẩn đoán phân biệt vị trí khởi phát của NTTT từ ĐRTP và ĐRTT. Từ đó, thông số này là hữu ích cho việc lập kế hoạch trước khi triệt đốt giúp giảm mức độ xâm lấn và thời gian thực hiện.
Từ khóa: Ngoại tâm thu thất, Khoảng ghép, Điện tâm đồ.
Đã Xuất bản
Các phiên bản
- 04-03-2023 (2)
- 04-03-2023 (1)