Nhận xét độ an toàn và hiệu quả điều trị rối loạn nhịp thất bằng flecainide
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Rối loạn nhịp thất là một bệnh lý phức tạp và nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Hiện nay, có nhiều nhóm thuốc được chỉ định để điều trị các rối loạn nhịp thất, trong đó có flecainide (một thuốc thuộc nhóm Ic trong phân loại của thuốc chống rối loạn nhịp). Tuy không phải là thuốc điều trị đầu tay, nhưng flecainide có thể được lựa chọn đặc biệt trong các trường hợp không đáp ứng với nhóm thuốc khác hoặc thất bại với phương pháp điều trị triệt đốt bằng năng lượng sóng có tần số radio qua đường ống thông (RF).
Mục tiêu nghiên cứu: Bước đầu đánh giá hiệu quả và độ an toàn của flecainide trên bệnh nhân Việt Nam có rối loạn nhịp thất.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 24 bệnh nhân có rối loạn nhịp thất (không có bệnh tim thực tổn) được điều trị bằng flecainide và theo dõi sau 4 tuần tại Viện Tim mạch Việt Nam. Dùng phương pháp nghiên cứu mô tả loạt bệnh.
Kết quả: Trong tổng số 24 bệnh nhân nghiên cứu có 50 % bệnh nhân đã được điều trị bằng RF nhưng không thành công, 16,67 % đã dùng chẹn beta, 8,3 % đã dùng cordarone, và 25% chưa điều trị. Sau 4 tuần điều trị bằng Flecainide, tổng số NTT/T giảm 61,3%, có ý nghĩa thống kê với p < 0,05; NTT/T nhịp đôi, nhịp ba; NTT/T chùm đôi, chùm ba; NTT/T đơn lẻ giảm lần lượt 61,45% (p < 0,05), 63,73 % (p < 0,05), 62,27% (p <0,05). Flecainide làm khoảng PR có xu hướng kéo dài ra với tỷ lệ thay đổi 4,3% (p < 0,05), tần số tim trung bình giảm 5,56 % với p < 0,05. Có 1 trường hợp bị rối loạn tiêu hóa thoáng qua, 1 trường hợp bệnh nhân còn chóng mặt, không thấy trường hợp nào bị dị ứng, rối loạn thị lực, thính lực hay tác dụng phụ nặng nề nào khác, các chỉ số sinh hóa cơ bản và siêu âm tim thay đổi không đáng kể.
Kết luận: Flecainide làm giảm rõ rệt số lượng ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất, và có tác dụng phụ ít, chỉ thoáng qua.
Từ khóa: Flecainde, rối loạn nhịp thất, hiệu quả điều trị.
Tài liệu tham khảo
1. Zipes D.P., Camm A.J., Borggrefe M. và cộng sự. (2006). ACC/AHA/ESC 2006 Guidelines for Management of Patients With Ventricular Arrhythmias and the Prevention of Sudden Cardiac Death: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force and the European Society of Cardiology Committee for Practice Guidelines (Writing Committee to Develop Guidelines for Management of Patients With Ventricular Arrhythmias and the Prevention of Sudden Cardiac Death). Journal of the American College of Cardiology, 48(5), e247–e346.
2. Nguyễn Tiến Hải (2001), Một số nhận xét về tình hình tử vong tại Viện Tim mạch việt nam trong hai năm 1999-2000, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Ban J.E., Park H.C., Park J.S. và cộng sự. (2013). Electrocardiographic and electrophysiological characteristics of premature ventricular complexes associated with left ventricular dysfunction in patients without structural heart disease. Europace: European pacing, arrhythmias, and cardiac electrophysiology: journal of the working groups on cardiac pacing, arrhythmias, and cardiac cellular electrophysiology of the European Society of Cardiology, 15(5), 735–741.
4. Krittayaphong R., Sriratanasathavorn C., Dumavibhat C. và cộng sự. (2006). Electrocardiographic predictors of long-term outcomes after radiofrequency ablation in patients with right-ventricular outflow tract tachycardia. Europace, 8(8), 601–606.
5. Kim R.J., Iwai S., Markowitz S.M. và cộng sự. (2007). Clinical and electrophysiological spectrum of idiopathic ventricular outflow tract arrhythmias. J Am Coll Cardiol, 49(20), 2035–2043.
6. Duran D., Platia E.V., Griffith L.S.C. và cộng sự. (1982). Suppression of complex ventricular arrhythmias by oral flecainide. Clinical Pharmacology & Therapeutics, 32(5), 554–561.
7. Muhiddin K.A., Turner P., Hellestrand K. và cộng sự. (1985). Evaluation of the efficacy of flecainide acetate in the treatment of ventricular premature contractions. Postgrad Med J, 61(716), 489–496.
8. Vanhaleweyk G., Balakumaran K., Lubsen J. và cộng sự. (1984). Flecainide: one-year efficacy in patients with chronic ventricular arrhythmias. Eur Heart J, 5(10), 814–823.