Hội chứng Brugada với thi đấu thể thao: diễn biến tự nhiên, phân tầng nguy cơ và khuyến cáo

Các tác giả

  • Phan Đình Phong Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Đặng Việt Phong Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Ma

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.96.2021.130

Tóm tắt

TỔNG QUAN

Hội chứng Brugada là bệnh lý rối loạn nhịp di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường, đặc trưng bởi điện tâm đồ bề mặt điển hình với 3 type khác nhau, hay còn gọi là dấu hiệu Brugada (Hình 1).

csb-2022614214359qul.png

Hình 1. Điện tâm đồ Brugada

Ba anh em nhà Brugada là những bác sỹ tim mạch đầu tiên phát hiện ra mối tương quan giữa dấu hiệu trên điện tâm đồ với rối loạn nhịp thất nguy hiểm, có thể gây đột tử. Tuy nhiên, hình thái điện tâm đồ này được mô tả lần đầu bởi Osher và Wolff năm 1953 như là một hình ảnh giả nhồi máu cơ tim trên nam giới khỏe mạnh.

Tuy nhiên phải tới năm 1992 cộng đồng khoa học mới bắt đầu chú ý tới hội chứng Brugada, sau khi anh em nhà Brugada công bố dữ liệu trên 8 bệnh nhân đột tử không có bệnh tim cấu trúc hay các căn nguyên khác. Từ năm 1992 trở đi, nhận thức về hội chứng Brugada dần lan rộng trong giới bác sỹ tim mạch, dẫn tới các ca bệnh được chẩn đoán ngày càng tăng. Cho tới nay, hội chứng Brugada, từ một bệnh lý vốn được coi là hiếm và ít được biết tới, đã trở thành một trong những hội chứng rối loạn nhịp di truyền được nhắc tới và nghiên cứu nhiều nhất. Nhận thức về bệnh ngày một tăng khiến số lượng bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng Brugada với điện tâm đồ điển hình, nhưng không có triệu chứng lâm sàng hay tiền sử gia đình ngày một nhiều. Thực tế này dẫn tới sự tách biệt giữa dấu hiệu Brugada trên điện tâm đồ và hội chứng Brugada, thay đổi đáng kể cách tiếp cận của giới khoa học với hội chứng này. Hội chứng Brugada vốn được coi là một hội chứng liên quan tới đột tử hay rối loạn nhịp thất, thì nay được nhìn nhận như một dấu hiệu điện tâm đồ đặc biệt cần được theo dõi định kỳ.

Từ năm 2015, khuyến cáo của Hội Tim mạch Châu Âu về dự phòng đột tử do tim đã đánh giá nguy cơ đột tử trong hội chứng Brugada là tương đối thấp. Vấn đề hiện nay là cần xác định xem những bệnh nhân nào có điện tâm đồ dạng Brugada thực sự có nguy cơ đột tử do rối loạn nhịp thất.

Tiểu sử Tác giả

Đặng Việt Phong, Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Ma

i

Tài liệu tham khảo

1. Osher HL, Wolff L. Electrocardiographic pattern simulating acute myocardial injury. Am J Med Sci.1953;226:541-5.

2. Brugada P, Brugada J. Right bundle branch block, persistent ST segment elevation and sudden cardiac death: a distinct clinical and electrocardiographic syndrome. A multicenter report. J Am Coll Cardiol.1992;20:1391-6.

3. Priori SG, Blomström-Lundqvist C, Mazzanti A, Blom N, Borggrefe M, Camm J, Elliott PM, Fitzsimons D, Hatala R, Hindricks G, Kirchhof P, Kjeldsen K, Kuck KH, Hernandez-Madrid A, Nikolaou N, Norekvål TM, Spaulding C, Van Veldhuisen DJ; ESC Scientific Document Group. 2015 ESC Guidelines for the management of patients with ventricular arrhythmias and the prevention of sudden cardiac death: The Task Force for the Management of Patients with Ventricular Arrhythmias and the Prevention of Sudden Cardiac Death of the European Society of Cardiology (ESC). Endorsed by: Association for European Paediatric and Congenital Cardiology (AEPC). Eur Heart J. 2015;36:2793-867.

4. Brugada J, Brugada R, Brugada P. Right bundle-branch block and ST-segment elevation in leads V1 through V3: a marker for sudden death in patients without demonstrable structural heart disease. Circulation. 1998;97:457-60.

5. BrugadaJ,BrugadaR,AntzelevitchC,TowbinJ,NademaneeK,BrugadaP. Long-term follow-up of individuals with the electrocardiographic pattern of right bundle-branch block and ST-segment elevation in precordial leads V1 to V3. Circulation. 2002;105:73-8.

6. Brugada J, Brugada R, Brugada P. Determinants of sudden cardiac death in individuals with the electrocardiographic pattern of Brugada syndrome and no previous cardiac arrest. Circulation. 2003;108:3092-

7. Priori SG, Gasparini M, Napolitano C, Della Bella P, Ottonelli AG, Sassone B, Giordano U, Pappone C, Mascioli G, Rossetti G, De Nardis R, Colombo M. Risk stratification in Brugada syndrome: results of the PRELUDE (PRogrammed ELectrical stimUlation preDictive valuE) registry. J Am Coll Cardiol. 2012;59:37-45.

8. Giustetto C, Drago S, Demarchi PG, Dalmasso P, Bianchi F, Masi AS, Carvalho P, Occhetta E, Rossetti G, Riccardi R, Bertona R, Gaita F; Italian Association of Arrhythmology and Cardiostimulation (AIAC)-Piedmont Section. Risk stratification of the patients with Brugada type electrocardiogram: a community-based prospective study. Europace. 2009;11:507-13.

9. Sacher F, Probst V, Maury P, Babuty D, Mansourati J, Komatsu Y, Marquie C, Rosa A, Diallo A, Cassagneau R, Loizeau C, Martins R, Field ME, Derval N, Miyazaki S, Denis A, Nogami A, Ritter P, Gourraud JB, Ploux S, Rollin A, Zemmoura A, Lamaison D, Bordachar P, Pierre B, Jaïs P, Pasquié JL, Hocini M, Legal F, Defaye P, Boveda S, Iesaka Y, Mabo P, Haïssaguerre M. Outcome after implantation of a cardioverter-defibrillator in patients with Brugada syndrome: a multicenter study-part 2. Circulation. 2013;128:1739-47.

10. FauchierL,IsorniMA,ClementyN,PierreB,SimeonE,BabutyD. Prognostic value of programmed ventricular stimulation in Brugada syndrome according to clinical presentation: an updated meta-analysis of worldwide published data. Int J Cardiol. 2013;168:3027-9.

11. ProbstV,VeltmannC,EckardtL,MeregalliPG,GaitaF,TanHL,BabutyD,SacherF,GiustettoC, Schulze-Bahr E, Borggrefe M, Haissaguerre M, Mabo P, Le Marec H, Wolpert C, Wilde AA. Long-term prognosis of patients diagnosed with Brugada syndrome: Results from the FINGER Brugada Syndrome Registry.Circulation. 2010;121:635-43.

12. Delise P, Probst V, Allocca G, Sitta N, Sciarra L, Brugada J, Kamakura S, Takagi M, Giustetto C, Calo L. Clinical outcome of patients with the Brugada type 1 electrocardiogram without prophylactic implantable cardioverter defibrillator in primary prevention: a cumulative analysis of seven large prospective studies.Europace. 2018;20:f77-f85.

13. Sroubek J, Probst V, Mazzanti A, Delise P, Hevia JC, Ohkubo K, Zorzi A, Champagne J, Kostopoulou A, Yin X, Napolitano C, Milan DJ, Wilde A, Sacher F, Borggrefe M, Ellinor PT, Theodorakis G, Nault I, Corrado D, Watanabe I, Antzelevitch C, Allocca G, Priori SG, Lubitz SA. Programmed Ventricular Stimulation for Risk Stratification in the Brugada Syndrome: A Pooled Analysis. Circulation. 2016;133:622-30.

14. Pappone C, Brugada J, Vicedomini G, Ciconte G, Manguso F, Saviano M, Vitale R, Cuko A, Giannelli L, Calovic Z, Conti M, Pozzi P, Natalizia A, Crisà S, Borrelli V, Brugada R, Sarquella- Brugada G, Guazzi M, Frigiola A, Menicanti L, Santinelli V. Electrical Substrate Elimination in 135 Consecutive Patients With Brugada Syndrome. CircArrhythmElectrophysiol. 2017;10:e005053.

15. [Cardiological protocols on determining eligibility for competitive sports 1995. Organizational Cardiological Committee on Eligibility for Sports (COCIS)]. [Article in Italian]. G Ital Cardiol. 1996;26:949-83.

16. HeidbuchelH,ArbeloE,D’AscenziF,BorjessonM,BovedaS,CastellettiS,MiljoenH,MontL, Niebauer J, Papadakis M, Pelliccia A, Saenen J, Sanz de la Garza M, Schwartz PJ, Sharma S, Zeppenfeld K, Corrado D. Recommendations for participation in leisure-time physical activity and competitive sports of patients with arrhythmias and potentially arrhythmogenic conditions. Part 2: ventricular arrhythmias, channelopathies, and implantable defibrillators. Europace. 2020;29:euaa106.

17. Pelliccia A, Sharma S, Gati S, Bäck M, Börjesson M, Caselli S, Collet JP, Corrado D, Drezner JA, Halle M, Hansen D, Heidbuchel H, Myers J, Niebauer J, Papadakis M, Piepoli MF, Prescott E, Roos-Hesselink JW, Graham Stuart A, Taylor RS, Thompson PD, Tiberi M, Vanhees L, Wilhelm M; ESC Scientific Document Group. 2020 ESC Guidelines on sports cardiology and exercise in patients with cardiovascular disease. Eur Heart J. 2021;42:17-96.

18. Ackerman MJ, Zipes DP, Kovacs RJ, Maron BJ; American Heart Association Electrocardiography and Arrhythmias Committee of Council on Clinical Cardiology, Council on Cardiovascular Disease in Young, Council on Cardiovascular and Stroke Nursing, Council on Functional Genomics and Translational Biology, and American College of Cardiology. Eligibility and Disqualification Recommendations for Competitive Athletes With Cardiovascular Abnormalities: Task Force 10: The Cardiac Channelopathies: A Scientific Statement From the American Heart Association and American College of Cardiology. Circulation. 2015;132:e326-9.

Tải xuống

Đã Xuất bản

04-03-2023 — Cập nhật vào 04-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Phan Đình Phong, & Đặng Việt Phong. (2023). Hội chứng Brugada với thi đấu thể thao: diễn biến tự nhiên, phân tầng nguy cơ và khuyến cáo. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (96), 5–11. https://doi.org/10.58354/jvc.96.2021.130

Số

Chuyên mục

BÀI TỔNG QUAN

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3 4 > >>