Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân trước và sau đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn hai buồng tại Bệnh viện Trung ương Huế
DOI:
https://doi.org/10.58354/jvc.98.2021.97Tóm tắt
Đặt vấn đề: Rối loạn nhịp tim là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ tử vong cao của bệnh tim mạch. Tại Viện Tim mạch Việt Nam, tỷ lệ tử vong do rối loạn nhịp chiếm 38,8%. Đặt máy tạo nhịp là một trong những phương pháp tối ưu để điều trị rối loạn nhịp chậm. Máy tạo nhịp hai buồng đang được lựa chọn và sử dụng với tỷ lệ cao hơn so với máy một buồng ở nhiều trung tâm y tế lớn tại Việt Nam. Để đẩy mạnh việc ứng dụng tạo nhịp tim trong điều trị một số rối loạn nhịp chậm và các bệnh lý tim mạch ở nước ta ngày càng phát triển rộng rãi và hiệu quả hơn. Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân trước và sau 6 tháng đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn hai buồng tại bệnh viện Trung ương Huế.
Đối tượng và phương pháp: Tiến hành nghiên cứu tiến cứu trên 132 bệnh nhân được đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn hai buồng tại Bệnh viện Trung ương Huế. Tất cả bệnh nhân được đánh giá lâm sàng, cận lâm sàng, siêu âm tim đánh giá những thông số liên quan đến máy tạo nhịp. Những bệnh nhân này có chỉ định đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Việt Nam năm 2008.
Kết quả: Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương ở cả hai nhóm tạo nhịp mỏm và vách đều giảm có ý nghĩa với p <0,01. Trước tạo nhịp, triệu chứng xoàng trước đặt máy chiếm tỷ lệ cao nhất 69,7% sau tạo nhịp là 9,1% giảm có ý nghĩa với p < 0,01. Triệu chứng ngất trước tạo nhịp chiếm 45,5% sau 6 tháng tạo nhịp giảm xuống chỉ còn 1,5%, có ý nghĩa với p < 0,01. Các triệu chứng lâm sàng khác cũng đều giảm có ý nghĩa với p< 0,01. Tỷ lệ hở van 3 lá mức độ nhẹ trước tạo nhịp là 68,9%, sau 6 tháng là 72,0%, không có sự khác biệt với p > 0,05. Hở van 3 lá độ vừa sau 6 tháng tăng từ 6,8% lên 9,1%, p > 0,05. Sau 6 tháng tạo nhịp, CO trung bình tăng từ 3,82 ± 1,04 l/p trước tạo nhịp lên 5,57 ± 1,49 l/p, với p < 0,01. PAPs giảm từ 30,8 ± 7,41 mmHg trước tạo nhịp xuống còn 28,02 ± 5,27 mmHg sau 6 tháng tạo nhịp, với p < 0,05. EF trung bình giảm còn 57,09 ± 8,26% sau 6 tháng tạo nhịp so với 58,82 ± 7,50% trước tạo nhịp, với p < 0,05.
Kết luận: Phương pháp đặt máy tạo nhịp hai buồng có hiệu quả cao trong điều trị bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống và tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân.
Từ khóa: Tạo nhịp hai buồng; nhịp tim chậm; đặc điểm lâm sàng.
Tài liệu tham khảo
1.Huỳnh Thúc Bảo, Huỳnh Văn Minh (2011). Nghiên cứu hiệu quả lâm sàng, cận lâm sàng trên những bệnh nhân sau đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn, Luận văn thạc sĩ của bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế.
2. Hà Thúy Chầm, Phạm Văn Đếm, Phạm Mạnh Hùng (2017). “Nghiên cứu một số thay đổi của van ba lá và nhịp tim trên bệnh nhân trước và sau cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn”, Khoa học y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, 33, tr. 84-91.
3. Phạm Trần Linh, Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt (2011). “Nghiên cứu tình hình rối loạn nhịp tim trong cộng đồng tại một số tỉnh miền bắc Việt Nam”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 59, tr. 551- 556.
4. Cù Nhật Quý, Lê Thị Bích Thuận (2017). Nghiên cứu holter điện tim 24 giờ và test atropine trong chỉ định cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn, Luận văn thạc sĩ của bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế.
5. Hồ Anh Tuấn, Hoàng Anh Tiến, Huỳnh Văn Minh (2011). “Bước đầu tiến hành kỹ thuật tạo nhịp vĩnh viễn tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 59, tr. 435 - 439.
6. Lê Quốc Tuấn, Hoàng Anh Tiến (2016). Nghiên cứu sự thay đổi các chỉ số hình thái và huyết động trên siêu âm tim ở bệnh nhân được cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn, Luận văn thạc sĩ của bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế.
7. Phạm Hữu Văn (2019). “Tóm tắt hướng dẫn của ACC/AHA/HRS năm 2018 về đánh giá và điều chỉnh các bệnh nhân nhịp chậm và chậm dẫn truyền tim”, Chuyên đề Tim mạch học, NXB Y học, TP. Hồ Chí Minh, 5, tr. 12 - 24.
8. PhạmHữuVăn,NguyễnMạnhPhan(2010).“Nhận xét về biến đổi huyết động học trong tạo nhịp vĩnh viễn”, Chuyên đề Tim mạch học, NXB Y học, TP. Hồ Chí Minh, tr. 16 - 25.
9. Bode Falase, Michael Sanusi, Adeyemi Johnson, David Oke (2013). “Analysis of a five year experience of permanent pacemaker implantation at a Nigerian Teaching Hospital: need for a nationnal database” Pan African Medical Journal, 16(16).
10. Francesca N. Delling, Zena K. Hassan, Kenneth J. Mukamal (2016). “Tricuspid Regurgitation and Mortality in Patients with Transvenous permanent Pacemaker Leads”, Am j Cardiol, 117(6), pp. 988-992.
11. Hisham Dokainish, Esam Elbarasi, Simona Masiero (2015). “Prospective study of tricuspid valve regurgitation associated with permanent leads in patients undergoing cardiac rhythm device implantation: Background, rationale, and design”, Global Cardiology Science and Practice, 41.
12. Jeffrey S. Healey, William D. Toff, Gervasio A. Lamas (2006). “Cardiovascular Oytcomes With Atrial-Based Pacing Compared With Ventricular Pacing”, Circulation, 114, pp.11-17.
13. Jens C. Nielsen, Lene Kristensen, Henning R. Andersen (2003). “A Randomized Comparison of Atrial and Dual-Chamber Pacing in 177 Consecutive Patients Withn Sick Sinus Syndrome”, J Am Coll Cardiol, 42, pp.614-623.
14. Jo-Nan Liao, Tze-Fan Chao, Ta-Chuan Tuan (2016). “Long-term outcome in patient receiving permanent pacemaker implantation for atrioventricular block”, Medicine, 95, pp.1-5.
15. Stuart J. Connolly, Charles R. Kerr, David M. Newman (2014). “Effects of physiologic pacing versus ventricular pacing on the risk of stroke and death due to cardiovascular causes”, N Engl J Med, 342, pp.1385-1391.
16. Sung-Won Jang, Robert W Rho, Tae-Seok Kim, Tai-Ho Rho (2016). “Differences between Korea and Japan in Physician Decision Making Regarding Permanent Pacemaker Implantation”, Korean Circ J,46(5), pp. 654-657.
17. William D Toff, J Douglas Skehan, David P De Bono (1997). “The United Kingdom pacing and cardiovascular events trial”, Heart, 78, pp. 221-223.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Các phiên bản
- 03-03-2023 (3)
- 01-03-2023 (2)
- 01-03-2023 (1)