Những biến đổi và giá trị tiên lượng của một số dấu hiệu điện tâm đồ ở người bệnh nghi ngờ viêm cơ tim cấp
DOI:
https://doi.org/10.58354/jvc.110.2024.833Từ khóa:
viêm cơ tim cấp, rối loạn nhịp ở người bệnh viêm cơ tim cấpTóm tắt
Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: Các rối loạn nhịp tim thường xuất hiện ở người bệnh viêm cơ tim đặc biệt trong giai đoạn cấp. Những rối loạn nhịp ác tính trong viêm cơ tim cấp làm cho nó trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu đột tử ở người trẻ không có bệnh tim cấu trúc trước đó. Một số bất thường trên điện tâm đồ có thể là yếu tố dự báo độc lập về biến cố bất lợi ở người bệnh viêm cơ tim cấp như sóng Q bệnh lý, phức bộ QRS giãn rộng, ST chênh lên, các rối loạn nhịp thất nguy hiểm, chỉ số điện tâm đồ. Nghiên cứu nhằm mô tả những biến đổi và đánh giá ý nghĩa tiên lượng của một số biến đổi điện tâm đồ trong viêm cơ tim cấp.
Phương pháp: Chúng tôi tiến hành hồi cứu điện tâm đồ 119 bệnh nhân nghi ngờ viêm cơ tim cấp điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai từ 2017 - 2021, các biến đổi điện tâm đồ được phân tích và đưa vào mô hình hồi quy nhằm đánh giá mối liên quan với sự xuất hiện của các kết cục bất lợi lâm sàng trong thời gian nằm viện.
Kết quả: 119 bệnh nhân (66,4% nam; 33,93 ± 15,87 tuổi), các biến đổi điện tâm đồ thường gặp ở người bệnh nghi ngờ viêm cơ tim cấp: QRS giãn rộng 20,2%; sóng Q bệnh lý 6,7%; ST chênh lên 14,3%; rối loạn nhịp thất 3,4%; chỉ số điện tâm đồ 248,39 ± 96,66; những biến đổi này gặp với tỷ lệ cao hơn ở nhóm viêm cơ tim có biến chứng, tuy nhiên khác biệt chưa thực sự có ý nghĩa thống kê. Về ý nghĩa tiên lượng: QRS giãn rộng có ý nghĩa dự báo rối loạn chức năng thất trái và tử vong nội viện; sóng Q bệnh lý liên quan đến nguy cơ cao hơn tử vong nội viện; rối loạn nhịp thất và chỉ số điện tâm đồ có ý nghĩa tiên lượng cho sự xuất hiện sốc tim ở người bệnh viêm cơ tim cấp.
Kết luận: Các biến đổi điện tâm đồ gồm QRS giãn rộng, sóng Q bệnh lý, rối loạn nhịp thất và chỉ số ECG có ý nghĩa tiên lượng ở người bệnh nghi ngờ viêm cơ tim cấp
Tài liệu tham khảo
Gore I, Saphir O. Myocarditis; a classification of 1402 cases. Am Heart J. 1947;34(6):827-830. doi:10.1016/0002-8703(47)90147-6
Sagar S, Liu PP, Cooper LT Jr. Myocarditis. Lancet. 2012;379(9817):738-747. doi:10.1016/S0140-6736(11)60648-X
Doolan A, Langlois N, Semsarian C. Causes of sudden cardiac death in young Australians. Med J Aust. 2004;180(3):110-112. doi:10.5694/j.1326-5377.2004.tb05830.x
Caforio AL, Pankuweit S, Arbustini E, et al. Current state of knowledge on aetiology, diagnosis, management, and therapy of myocarditis: a position statement of the European Society of Cardiology Working Group on Myocardial and Pericardial Diseases. Eur Heart J. 2013;34(33):2636-2648d. doi:10.1093/eurheartj/eht210
Sawamura A, Okumura T, Ito M, et al. Prognostic Value of Electrocardiography in Patients With Fulminant Myocarditis Supported by Percutaneous Venoarterial Extracorporeal Membrane Oxygenation - Analysis From the CHANGE PUMP Study. Circ J. 2018;82(8):2089-2095. doi:10.1253/circj.CJ-18-0136
Ukena C, Mahfoud F, Kindermann I, et al. Prognostic electrocardiographic parameters in patients with suspected myocarditis. Eur J Heart Fail. 2011;13(4):398-405. doi:10.1093/eurjhf/hfq229
Morgera T, Di Lenarda A, Dreas L, et al. Electrocardiography of myocarditis revisited: clinical and prognostic significance of electrocardiographic changes. Am Heart J. 1992;124(2):455-467. doi:10.1016/0002-8703(92)90613-z
Jhamnani S, Fuisz A, Lindsay J. The spectrum of electrocardiographic manifestations of acute myocarditis: an expanded understanding. J Electrocardiol. 2014;47(6):941-947. doi:10.1016/j.jelectrocard.2014.07.018
Nakashima H, Honda Y, Katayama T. Serial electrocardiographic findings in acute myocarditis. Intern Med. 1994;33(11):659-666. doi:10.2169/internalmedicine.33.659
Peretto G, Sala S, Rizzo S, et al. Ventricular Arrhythmias in Myocarditis: Characterization and Relationships With Myocardial Inflammation. J Am Coll Cardiol. 2020;75(9):1046-1057. doi:10.1016/j.jacc.2020.01.036
Yang D, Dai Q, Wu H, et al. The diagnostic capability of electrocardiography on the cardiogenic shock in the patients with acute myocarditis. BMC Cardiovasc Disord. 2020;20(1):502. doi:10.1186/s12872-020-01796-4