Đây là phiên bản lỗi thời đã được xuất bản vào 01-03-2023. Đọc phiên bản mới nhất ở đây .

Đặc điểm tổn thương động mạch vành và thay đổi mức lọc cầu thận sau chụp hoặc can thiệp động mạch vành qua da ở bệnh nhân bệnh thận mạn

Các tác giả

  • Lê Văn Thăng Đại học Y Hà Nội
  • Phạm Lê Minh Đại học Y Hà Nội
  • DD.Nguyễn Tuấn Anh Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • DD.Đỗ Đức Tuân Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • ThS.BS.Phạm Nhật Minh Bộ môn Tim mạch - Trường Đại học Y Hà Nội
  • PGS.TS.BS.Phạm Mạnh Hùng Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.100.2022.81

Tóm tắt

ÓM TẮT

Mở đầu: Bệnh động mạch vành là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở bệnh nhân bệnh thận mạn. mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nhưng can thiệp động mạch vành qua da trên bệnh nhân bệnh thận mạn tính vẫn còn nhiều thách thức.

Mục tiêu:

(1) Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tổn thương Động mạch vành ở những bệnh nhân bệnh thận mạn cần chụp động mạch vành qua da tại Viện Tim mạch Việt Nam.

(2) Đánh giá sự thay đổi về lâm sàng, cận lâm sàng và Mức lọc cầu thận sau chụp hoặc can thiệp ĐMV ở những bệnh nhân nói trên.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 59 bệnh nhân bệnh thận mạn được chỉ định chụp có hoặc không kèm theo can thiệp động mạch vành qua da tại Viện Tim mạch Việt Nam từ tháng 8-2020 đến tháng 10 - 2021. Thu thập và tiến hành phân tích các thông tin về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả chụp động vành qua da và thay đổi chức năng thận sau can thiệp.

Kết quả: Điểm SYNTAX trung bình là 21,9 ± 13,0. Tổn thương mạch vành chiếm tỷ lệ nhiều nhánh chiếm đa số (84,8%), tổn thương 1 nhánh (11,9%). Vị trí tổn thương thường gặp nhất là động mạch liên thất trước (88,1%) tiếp đến là động mạch vành phải (71,2%), động mạch mũ (50,8%). Tổn thương thủ phạm thường phức tạp, type B2 và type C là dạng tổn thương thường gặp nhất (76,2%), kế đến là type B1 (14,3%), type A (9,5%). Tỷ lệ tắc hoàn toàn mạn tính cũng chiếm tỷ lệ khá cao (25,4%), tổn thương chỗ chia đôi (25,4%) tổn thương thân chung động mạch vành trái ít hơn (13,6%). Có 17,3% bệnh nhân gặp biến chứng tổn thương thận cấp sau can thiệp, ở nhóm CKD 3 có 12,9% và nhóm CKD 4-5 có 23,8% bệnh nhân. Trong số này 3 bệnh nhân phải lọc máu cấp cứu sau can thiệp.

Kết luận: Tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân bênh thận mạn thường phức tạp, thường gặp tổn thương nhiều nhánh động mạch vành và có xu hướng tổn thương nặng hơn theo sự suy giảm mức lọc cầu thận. Can thiệp động mạch vành qua da ở bệnh nhân bệnh thận mạn có kết quả an toàn về mặt thủ thuật tuy nhiên tỷ lệ biến chứng tổn thương thận cấp khá cao ở các bệnh nhân bệnh thận mạn.

Từ khoá: Tổn thương động mạch vành, bệnh thận mạn, tổn thương thận cấp.

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Lê Văn Thăng, Phạm Lê Minh, DD.Nguyễn Tuấn Anh, DD.Đỗ Đức Tuân, ThS.BS.Phạm Nhật Minh, & PGS.TS.BS.Phạm Mạnh Hùng. (2023). Đặc điểm tổn thương động mạch vành và thay đổi mức lọc cầu thận sau chụp hoặc can thiệp động mạch vành qua da ở bệnh nhân bệnh thận mạn. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (100), 60–66. https://doi.org/10.58354/jvc.100.2022.81

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG