Tìm hiểu mối liên quan giữa hàm lượng Bilirubin toàn phần trong huyết tương và mức độ tổn thương động mạch vành

Các tác giả

  • Phạm Mạnh Hùng Trường Đại học Y Hà Nội
  • Phạm Nhật Minh Trường Đại học Y Hà Nội
  • Horn Sophea Trường Đại học Y Hà Nội
  • Nguyễn Hoàng Khánh Trường Đại học Y Hà Nội

Từ khóa:

Bilirubin toàn phần, tổn thương động mạch vành, điểm Syntax

Tóm tắt

Khái quát: Nhiều nghiên cứu cho rằng hàm lượng Bilirubin toàn phần trong huyết tương cao có tác dụng chống quá trình xơ vữa động mạch vành (ĐMV). Mối liên quan giữa hàm lượng Bilirubin toàn phần trong huyết tương là mối liên quan nghịch với mức độ tổn thương xơ vữa động mạch vành ở bệnh nhân bệnh ĐMV.
Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa hàm lượng Bilirubin toàn phần trong huyết tương với mức độ tổn thương ĐMV theo thang điểm Syntax score.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 372 bệnh nhân được chụp ĐMV tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 12/2015 đến tháng 8/2015.
Kết quả: Hàm lượng Bilirubin toàn phần trung bình là 11,12 ± 5,72 μmol/L. Hàm lượng Bilirubin toàn phần giảm dần theo mức độ tổn thương động mạch vành theo đang điểm Syntax: điểm Syntax thấp là 11,88 ± 6,09 μmol/L, điểm Syntax trung bình là 10,14 ± 5,12 μmol/L, điểm Syntax cao là 8,58 ± 3,03 μmol/Lvới p < 0,001. Hàm lượng Bilirubin toàn phần trong huyết tương có
tương quan nghịch độc lập với mức độ tổn thương động mạch vành theo thang điểm Syntax (r = -0,32 với p < 0,001).
Kết luận: Hàm lượng Bilirubin toàn phần trong huyết tương có mối liên quan nghịch độc lập với mức độ tổn thương động mạch vành.

Tài liệu tham khảo

Akboga, M.K., et al., Association of serum total Bilirubin level with severity of coronary atherosclerosis is linked to systemic inflammation. Atherosclerosis, 2015. 240(1): p. 110-4.

Chang, C.-C., et al., Association of Serum Bilirubin with Syntax Score and Future Cardiovascular Events in Patients Undergoing Coronary Intervention. Acta Cardiologica Sinica, 2016. 32(4): p. 412-419.

Turfan, M., et al., Inverse relationship between serum total Bilirubin levels and severity of disease in patients with stable coronary artery disease. Coron Artery Dis, 2013. 24(1): p. 29-32.

Yoshino, S., et al., Relationship between Bilirubin concentration, coronary endothelial function, and inflammatory stress in overweight patients. J Atheroscler Thromb, 2011. 18(5): p. 403-12.

Ollinger, R., et al., Bilirubin and biliverdin treatment of atherosclerotic diseases. Cell Cycle, 2007. 6(1): p. 39-43.

Şahin, Ö., et al., Relation between Serum Total Bilirubin Levels and Severity of Coronary Artery Disease in Patients with Non ST Elevation Myocardial Infarction. Journal of the American College of Cardiology, 2013. 62(18_S2): p. C217-C218.

Yadav, M., et al., Prediction of Coronary Risk by Syntax and Derived ScoresSynergy Between Percutaneous Coronary Intervention With Taxus and Cardiac Surgery. Journal of the American College of Cardiology, 2013. 62(14): p. 1219-1230.

Nguyễn Hồng Sơn, Phạm Mạnh Hùng và Nguyễn Ngọc Quang, Nghiên cứu vai trò của thang điểm Syntax trong tiên lượng bệnh nhân sau can thiệp động mạch vành qua da. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 2010. 53: p. 21-33.

Nguyễn Phương Anh và Phạm Mạnh Hùng, Nghiên cứu vai trò của siêu âm trong lòng mạch (ivus) trong đánh giá tổn thương hẹp động mạch vành mức độ vừa. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 2010. Số 53: p. 68-78.

Nguyễn Quang Tuấn, “Nghiên cứu phương pháp can thiệp động mạch vành qua da trong điều trị NMCT cấp”. 2005, Đại học Y Hà Nội.

Lê Thị Hoài Thu, "Nghiên cứu tính trạng rối loạn HDL-C máu ở bệnh nhân hội chứng vành cấp". 2007, Đại học Y Hà Nội.

Nguyễn Lân Việt, "Tăng huyết áp – vấn đề cần được quan tâm hơn". 2016: Hà Nội.

Phan Đồng Bảo Linh, Nguyễn Cửu Lợi, và Nguyễn Anh Vũ, Đánh giá độ cứng động mạch ở bệnh nhân bệnh động mạch vành. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam 2010. SỐ 53 p. 45-52.

Trịnh Xuân Cương và Đinh Thị Thu Hương, Khảo sát nồng độ HS-RCP huyết tương ở bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp, trong Luận văn Thạc sỹ Y học. 2010, Đại học Y Hà Nội: Hà Nội. p. 16-17.

Kuwano, T., et al., Serum levels of Bilirubin as an independent predictor of coronary in-stent restenosis: a new look at an old molecule. J Atheroscler Thromb, 2011. 18(7): p. 574-83.

Novotny, L. and L. Vitek, Inverse relationship between serum Bilirubin and atherosclerosis in men: a meta-analysis of published studies. Exp Biol Med (Maywood), 2003. 228(5): p. 568-71.

Hopkins, P.N., et al., Higher serum Bilirubin is associated with decreased risk for early familial coronary artery disease. Arterioscler Thromb Vasc Biol, 1996. 16(2): p. 250-5.

Kaya, M.G., et al., Relation between serum total Bilirubin levels and severity of coronary artery disease in patients with non-ST-segment elevation myocardial infarction. Angiology, 2014. 65(3): p. 245-9.

Gul, M., et al., Prognostic Value of Total Bilirubin in Patients With ST-Elevated Myocardial Infarction Undergoing Primary Coronary Intervention. Journal of the American College of Cardiology, 2013. 62(18_S2): p. C20-C21.

M, T.S., et al., The Relation of Serum Bilirubin Level With Coronary Artery Disease Based on Angiographic Findings. Crescent Journal of Medical and Biological Sciences, 2015. 2(4): p. 130-134.

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-12-2016

Cách trích dẫn

Phạm, M. H., Phạm, N. M., Sophea, H., & Nguyễn, H. K. (2016). Tìm hiểu mối liên quan giữa hàm lượng Bilirubin toàn phần trong huyết tương và mức độ tổn thương động mạch vành. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (77). Truy vấn từ http://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/549

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG