Rò động mạch chủ - Đường tiêu hóa
Tóm tắt
TÓM TẮT
Rò động mạch chủ (ĐMC)-đường tiêu hóa là tổn thương hiếm gặp, khi có sự thông thương giữa ĐMC và một quai ruột bất kỳ. Rò ĐMC-đường tiêu hóa thứ phát chỉ xảy ra ở 0,3% -1,6% bệnh nhân sau thay ĐMC bụng. Bệnh có tỷ lệ biến chứng và tử vong rất cao, chẩn đoán khó, cần được điều trị sớm bằng phẫu thuật. Qua 3 trường hợp rò ĐMC nhân tạo-đường tiêu hóa tại Bệnh viện Việt Đức, chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị tổn thương này: Chẩn đoán lâm sàng dựa vào các biểu hiện như xuất huyết tiêu hóa, hội chứng nhiễm trùng, đau bụng, rò dịch quanh mạch nhân tạo; chẩn đoán cận lâm sàng chủ yếu là cắt lớp vi tính ổ bụng có tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch, nội soi dạ dày thực quản tá tràng và chụp mạch. Mục đích cơ bản của điều trị là loại bỏ mạch ghép nhân tạo, bắc cầu động mạch và sửa chữa thương tổn đường tiêu hóa bằng phẫu thuật. Can thiệp nội mạch chỉ có giá trị cầm máu và giảm đau trước khi điều trị triệt để.
Tài liệu tham khảo
1. Peck JJ, E.L (1992), Aortoenteric fistulas. Arch Surg. 127(10): p. 1191–1194.
2. Umpleby HC, B.D (1987). Secondary aortoenteric fistulae: a surgical challenge. Br J Surg. 74: p. 256-259.
3. Lozano FS, M.-B.L (2008) Primary aortoduodenal fistula: new case reports and a review of the literature. J Gastrointestinal Surg. 12: p. 1561-1565.
4. Adriaensen ME, B.J. Halpern EF, Myriam Hunink MG, Gazelle GS (2002), Elective endovascular versus open surgical repair of abdominal aortic aneurysms: systematic review of shortterm results. Radiology. 224(3): p. 739–747.
5. Lemos DW, R.J (2003). Primary aortoduodenal fistula: a case report and review of the literature. J Vasc Surgery, 37(3)p. 686–689.
6. Hagspiel KD, T.U., Bozlar U, Harthun NL, Cherry KJ, Ahmed H (2007), Diagnosis of aortoenteric fistulas with CT angiography. J Vasc Interv Radiol, 18(4): p. 497–504.
7. Parkhurst GF, D.J (1995)., Bacterial aortitis and mycotic aneurysm of the aorta: a report of twelve cases. Am J Pathol. 31(5): p. 821–835.
8. Sweeney MS, G.T (1984). Primary aortoduodenal fistula: manifestations, diagnosis and treatment.
9. Reynolds JY, G.J (1991). Primary aortoduodenal fistula: a case report and review of the literature.
Ir J Med Sci. 160: p. 381–384.
10. Cechura M, T.V., Krizan J, Certik B, Kuntscher V, Sulc R (2002). EXtraanatomic bypass surgery for peripheral arterial vascular disease—is it still justified? Zentralbl Chir. 127(9): p. 760–763.
11. Kakkos S, C.N., Lampropoulos G, Papadoulas S, Makri R, Zampakis P (2011) Endovascular management of aortoenteric fistulas with aortic cuff extenders: report of two cases. Int Angiol. 30(3): p. 290–294.