Chất lượng cuộc sống ở người bệnh ngoại tâm thu thất được triệt đốt thành công

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Hồng Nhung Trường Đại học Y Hà Nội
  • Nguyễn Thị Minh Lý Trường Đại học Y Hà Nội
  • Bùi Đức Nhuận Bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.105.2023.465

Từ khóa:

ngoại tâm thu thất, triệt đốt sử dụng năng lượng sóng có tần số radio qua đường ống thông, bộ câu hỏi SF-36

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ngoại tâm thu thất (NTT/T) trước và sau điều trị thành công bằng phương pháp triệt đốt sử dụng năng lượng sóng có tần số radio qua đường ống thông (đốt điện), sử dụng bộ câu hỏi SF-36 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Đối tượng và Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên bệnh nhân NTT/T được điều trị thành công bằng phương pháp triệt đốt sử dụng năng lượng sóng có tần số radio qua đường ống thông từ tháng 5/2022 đến tháng 8/2022. Bệnh nhân được phỏng vấn bằng bảng câu hỏi SF-36 tại hai thời điểm: ngay sau can thiệp và sau can thiệp 3 tháng.

Kết quả: Nghiên cứu trên 31 bệnh nhân, tuổi trung bình: 48 ± 13 (tuổi), tỷ lệ bệnh nhân nữ: 71%. Sau điều trị đốt điện trong vòng 3 tháng, có 54,8% chỉ xuất hiện NTT/T dưới 5 lần. Không có bệnh nhân có cơn NTT/T kéo dài trên 7 giờ hoặc xảy ra hàng ngày hay liên tục. Mức độ các triệu chứng đều giảm đáng kể so với trước can thiệp, đặc biệt là các triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi, chán nản, đau ngực và lo lắng. Chất lượng cuộc sống thể hiện qua điểm số SF-36 sau can thiệp 3 tháng là 77,20 ± 13,81 so với 42,49 ± 19,12 trước khi triệt đốt. Điểm sức khỏe thể chất thay đổi nhiều hơn so với điểm sức khỏe tinh thần (37,74 so với 31,68). Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau can thiệp 3 tháng hầu hết được xếp vào mức tốt, chiếm 67,7%.

Kết luận: Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ngoại tâm thu thất sau khi điều trị thành công với phương pháp triệt đốt sử dụng năng lượng sóng có tần số radio qua đường ống thông được cải thiện có ý nghĩa thống kê với giá trị p < 0,05.     

Tài liệu tham khảo

Klewer, J., J. Springer, and J. Morshedzadeh, Premature Ventricular Contractions (PVCs): A Narrative Review. Am J Med, 2022.

Chan, A.K. and M.L. Dohrmann, Management of premature ventricular complexes. Mo Med, 2010. 107(1): p. 39-43.

Epstein, A., et al., Foundation ACoC, Guidelines AHATFoP, Society HR 2012 accf/aha/hrs focused update incorporated into the accf/aha/hrs 2008 guidelines for device-based therapy of cardiac rhythm abnormalities: A report of the American college of cardiology foundation/American heart association task force on practice guidelines and the heart rhythm society. Circulation, 2013. 127: p. e283-352.

Khurshid, S., et al., Frequency of cardiac rhythm abnormalities in a half million adults. Circulation: Arrhythmia and Electrophysiology, 2018. 11(7): p. e006273.

Withers, K.L., et al., Living on a knife edge-the daily struggle of coping with symptomatic cardiac arrhythmias. Health Qual Life Outcomes, 2015. 13: p. 86.

Zhou, L., X. Ma, and W. Wang, Inflammation and coronary heart disease risk in patients with depression in China mainland: a cross-sectional study. Neuropsychiatric Disease and Treatment, 2020. 16: p. 81.

Centers for Disease control and Prevention, Health-related Quality of Life Concepts. 2018.

Ling, Z., et al., Radiofrequency ablation versus antiarrhythmic medication for treatment of ventricular premature beats from the right ventricular outflow tract: prospective randomized study. Circulation: Arrhythmia and Electrophysiology, 2014. 7(2): p. 237-243.

Villines, Z., What is an arrhythmia radiofrequency ablation, in Medical News Today. 2021.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh, Điều trị rối loạn nhịp tim bằng sóng tần số radio.

PGS. TS. Nguyễn Thy Khuê and ThS. BS. Võ Tuấn Khoa, Qúa trình chuyển ngữ, thích ứng văn hóa và thẩm định bước đầu bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống short form-36 phiên bản Việt. Hội nội tiết, đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa miền Trung Việt Nam, Hội Y học TP Hồ Chí Minh, 2021.

Huang, C.X., et al., Quality of life and cost for patients with premature ventricular contractions by radiofrequency catheter ablation. Pacing Clin Electrophysiol, 2006. 29(4): p. 343-50.

Amir, M., et al., Symptom Burden and Quality of Life After Successful Ablation in Patients With Low Burden of Symptomatic Premature Ventricular Complexes. 2021.

Chu Ngọc Sơn and Phạm Trần Linh, Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân ngoại tâm thu thất tiến hành điều trih triệt đốt bằng năng lượng sóng có tấn số radio tại Viện Tim mạch Việt Nam. Việt Nam Medical Journal, 2019. 482(1): p. 190-192.

Lê Văn Thủy, Đánh giá chất lượng cuộc sống cử dụng bộ câu hỏi ASTA ở bệnh nhân ngoại tâm thu thất trước và sau điều trị RF. 2014.

Curtis, A.B., et al., Arrhythmias in patients≥ 80 years of age: pathophysiology, management, and outcomes. Journal of the American College of Cardiology, 2018. 71(18): p. 2041-2057.

Tsougos, E., et al., The Effects of Different Hormones on Supraventricular and Ventricular Premature Contractions in Healthy Premenopausal Women. Medicina (Kaunas), 2021. 57(11).

Hu, X., et al., Effect of oestrogen replacement therapy on idiopathic outflow tract ventricular arrhythmias in postmenopausal women. Arch Cardiovasc Dis, 2011. 104(2): p. 84-8.

Tải xuống

Đã Xuất bản

31-05-2023

Cách trích dẫn

Nguyễn, T. H. N., Nguyễn, T. M. L., & Bùi, Đức N. (2023). Chất lượng cuộc sống ở người bệnh ngoại tâm thu thất được triệt đốt thành công. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (105), 67–74. https://doi.org/10.58354/jvc.105.2023.465

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả