Xử trí tắc động mạch phổi tái phát kèm viêm phổi ở bệnh nhân thiếu hụt yếu tố đông máu
Tóm tắt
Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch bao gồm huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới và tắc động mạch phổi vẫn là bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ và tử vong trên thế giới. Nghiên cứu tại các nước Tây Âu, Bắc Mỹ, Australia và một số nước Mỹ La Tinh cho thấy tỷ lệ mới mắc thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch gặp từ 75 – 269/100.000 người. Đối với tắc động mạch phổi, mặc dù trong những năm gần đây số lượng bệnh nhân được chẩn đoán tăng lên đồng thời tỷ lệ tử vong tại viện giảm đi nhưng bệnh vẫn còn tồn tại nhiều thách thức trong chẩn đoán và điều trị [1]. Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch tái phát được chẩn đoán ở ngày thứ 14, 90 và 180 lần lượt có tỷ lệ là 2,0%; 6,4% và 8,0%. Các yếu tố ảnh hưởng tới nguy cơ tái phát thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch sớm bao gồm bệnh lý nền là ung thư, chưa đạt hiệu quả của thuốc chống đông. Các yếu tố ảnh hưởng tới nguy cơ tái phát bệnh muộn được chứng minh bao gồm tuổi, chỉ số khối cơ thể (BMI – Body Mass Index), bệnh lý thần kinh gây liệt chân và ung thư tiến triển [2]. Ngoài ra, thiếu hụt yếu tố đông máu bao gồm antithrombin (AT), protein C, protein S… cũng được chứng minh là các yếu tố nguy cơ gây tái phát thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch [3].
Tài liệu tham khảo
1. Konstantinides SV, Barco S, Lankeit M, et al. Management of Pulmonary Embolism. Journal of the American college of cardiology 2016; Vol 67, No 8, 976-90.
2. Heit JA. Predicting the risk of venous thromboembolism recurrence. Am J Hematol 2012; 87(Suppl 1): S63 – 67.
3. Stefano VD, Simioni P, Rossi E, et al. The risk of recurrent venous thromboembolism in patients with inherited deficiency of natural anticoagulants antithrombin, protein C and protein S. Haematologica 2006; 91: 695-698.
4. Paparoupa M, Spineli L, Framke T, et al. Pulmonary embolism in pneumonia: still a diagnostic challenge? Results of a case-control study in 100 patients. Disease Markers 2016. Doi: http://dx.doi. org/10.1155/2016/8682506. http://dx.doi. org/10.1155/2016/8682506.">
5. Torbicki A, Perrier A, Konstantinides S, et al. Guideline on the diagnosis and management of pulmonary embolism 2008; 29: 2276 – 2315.
6. Konstantinides S, Torbicki A, Agnelli G, et al. 2014 guidelines on the diagnosis and management of acute pulmonary embolism 2014; doi:10.1093/eurheartj/ehu283.
7. Cha Seung-Ick, Choi Keum-Ju, Shin Kyung-Min, et al. Clinical characteristics of pulmonary embolism with concomitant pneumonia 2016; Blood Coagulation and Fibrinolysis, 27: 281 – 286.
8. Soderberg M, Hedstrom U, Sjunnesson M, et al. Initial symtoms in pulmonary embolism differ from those in pneumonia: a restropective study during seven years. European Journal of Emergency Medicine 2006; 13: 225 – 229.
9. Lahm T, McCaslin CA, Wozniak TC, et al. Medical and surgical treatment of acute right ventricular failure. J Am Coll Cardiol 2010; 56: 1435 – 46.
10. Mehta S, Helmersen D, Provencher S, etal. Diagnotic evaluation and management of chronic thrombolic pulmonary hypertension: a clinical practice guideline. Can Respir J 2010; Vol 17, No6: 301-35.
11. Galie N, Humbert M, Vachiery JL, et al. 2015 ESC/ERS guidelines for the diagnosis and treatment of pulmonary hypertension. European Heart Journal 2015. Doi:10.1093/eurheartj/ehv317