Kết quả bảo vệ nhánh bên bằng kỹ thuật nong bóng ngoài stent trong can thiệp tổn thương chỗ chia nhánh động mạch vành
Tóm tắt
Tổng quan: Can thiệp tổn thương chỗ chia nhánh ĐMV có tỉ lệ biến cố tim mạch cao, các nghiên cứu gần đây ủng hộ chiến lược chỉ đặt stent nhánh chính, tuy nhiên mất nhánh bên và nhồi máu cơ tim (NMCT) liên quan đến can thiệp vẫn còn là hạn chế quan trọng trong can thiệp.
Mục tiêu: So sánh hiệu quả bảo vệ nhánh bên trong can thiệp tổn thương chỗ chia nhánh ĐMV sử dụng kỹ thuật bảo vệ nhánh bên bằng nong bóng ngoài stent (JBT) và kỹ thuật bảo vệ nhánh bên bằng wire ( JWT)
Phương pháp: Từ tháng 8/2017 đến tháng 8/2018, tại Viện Tim mạch Việt Nam 101 bệnh nhân với 101 tổn thương vị trí chia nhánh được can thiệp theo chiến lược ban đầu là chỉ đặt stent nhánh chính sử dụng kỹ thuật JBT hoặc kỹ thuật JWT theo quyết định của bác sĩ can thiệp sau khi đánh giá trên từng bệnh nhân cụ thể. Thu thập thông tin lâm sàng, cận lâm sàng, phân tích QCA đánh giá kết quả sau can thiệp.
Kết quả: Dòng chảy TIMI 3 nhánh chính sau can thiệp 100%, tỷ lệ mất nhánh bên ở nhóm sử dụng kỹ thuật JBT thấp hơn nhóm sử dụng kỹ thuật JWT (2.4 sv16.9%, p = 0.018). Mức độ hẹp lỗ vào nhánh bên cải thiện so với trước can thiệp ở nhóm sử dụng kĩ thuật JBT (61.1 sv 71.6%, p < 0.001). Tỉ lệ NMCT liên quan đến can thiệp ở nhóm sử dụng JBT thấp hơn nhóm sử dụng JWT, tuy nhiên sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê. Không bệnh nhân nào gặp biến cố mắc kẹt, vỡ bóng hay wire.
Kết luận: JBT trong can thiệp tổn thương chỗ chia nhánh ĐMV phức tạp có tỉ lệ thành công cao về mặt kỹ thuật, cải thiện mức độ hẹp nhánh bên và giảm tỉ lệ mất nhánh bên cả trong trường hợp can thiệp ĐMV cấp hay can thiệp ĐMV có chuẩn bị.
Từ khóa: can thiệp tổn thương vị trí chia nhánh.
Tài liệu tham khảo
1. Myler RK, Shaw RE, Stertzer SH, et al. Lesion morphology and coronary angioplasty: Current experience and analysis. J Am Coll Cardiol. 1992;19:1641-52.
2. Hahn JY, Chun WJ, Kim JH, et al. Predictors and outcomes of side branch occlusion after main vessel stenting in coronary bifurcation lesions: results from the COBIS II Registry (Coronary Bifurcation Stenting). J Am Coll Cardiol. 2013;62:1654-9.
3. Aliabadi D, Tilli FV, Bowers TR, et al. Incidence and angiographic predictors of side branch occlusion following high-pressure intracoronary stenting. Am Heart J. 1997;80:994-7.
4. Kralev S, Poerner TC, Basorth D, et al. Side branch occlusion after coronary stent implantation in patients presenting with ST-elevation myocardial infarction: clinical impact and angiographic predictors. Am Heart J. 2006;151(153-157).
5. Cutlip DE, Windecker S, Mehran R, et al. Clinical end points in coronary stent trials: A case for standardized definitions. Circulation. 2007;115:2344-51.
6. Singh J, Patel Y, Depta JP, et al. A modified provisional stenting approach to coronary bifurcation lesions:Clinical application of the “jailedballoon technique”. J Interven Cardiol. 2012;25:289-96.
7. Depta JP, Patel Y, Patel JS, et al. Long-term clinical outcomes with theuse of a modified provisional jailed-balloon stenting technique for the treatment of nonleft main coronary bifurcation lesions. Catheter Cardiovasc Interv 2013;82:637-46.
8. Furukawa E, Hibi K, Kosuge M, et al. Intravascular ultrasound predictors of side branch occlusion in bifurcation lesions after percutaneous coronary intervention. Circ J. 2005;69:325-30.
9. Latib A, Colombo A. Bifurcation disease: what do we know, what should we do? JACC Cardiovasc Interv. 2008;1(3):218-26.