Kết quả sớm phẫu thuật kết hợp can thiệp đồng thì điều trị bệnh thiếu máu chi dưới mạn tính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2015 - 2019
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét kết quả sớm phẫu thuật kết hợp can thiệp đồng thì điều trị bệnh thiếu máu chi dưới mạn tính.
Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân (BN) thiếu máu chi dưới mạn tính điều trị bằng phương pháp Hybrid từ 1/2015-3/2019 tại Khoa Phẫu thuật Tim mạch Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả, hồi cứu. Kết quả: 52 BN đủ tiêu chuẩn. Các kỹ thuật hybrid đã thực hiện: stent động mạch (ĐM) chậu bắc cầu ĐM đùi-khoeo 10 BN (19,2%); stent ĐM chậu bắc cầu ĐM đùi-đùi 24 BN (46,1%); nong ĐM đùi nông bắc cầu ĐM đùi-đùi 3 BN (5,7%); stent ĐM chậu bóc nội mạc ĐM đùi 9 BN (17,3%); nong ĐM chậu bóc nội mạc ĐM đùi 1 BN(1,9%); stent ĐM chậu bắc cầu ĐM chậu-khoeo 1 BN (1,9%); nong ĐM chày, mác bắc cầu ĐM chậu-khoeo 4 BN (7,69%). Các tai biến đều kiểm soát được hoàn toàn trong quá trình điều trị. Hiệu quả cải thiện tưới máu chi cao: ABI tăng rõ rệt từ 0,36±0,23 lên 0,65±0,25 (p <0,05). Chi được bảo tồn chiếm 98,03%.
Kết luận: Theo dõi ngắn hạn phương pháp phẫu thuật kết hợp can thiệp nội mạch là an toàn và cải thiện đáng kể các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân thiếu máu chi dưới mạn tính.
Từ khóa: Phẫu thuật kết hợp can thiệp nội mạch đồng thì, bệnh thiếu máu chi dưới mạn, bệnh mạch máu ngoại biên.
Tài liệu tham khảo
1. Đoàn Quốc Hưng (2011). Can thiệp nội mạch và phối hợp phẫu thuật mổ mở - Can thiệp nội mạch: xu hướng mới trong điều trị bệnh mạch máu. Tạp chí nghiên cứu y học, 80, 354, 64-60.
2. Đoàn Quốc Hưng, Nguyễn Duy Thắng, Nguyễn Hữu Ước và cộng sự (2014). Điều trị bệnh mạch máu phức tạp bằng can thiệp nội mạch phối hợp phẫu thuật (Hybrid). Tạp chí tim mạch học Việt Nam, 65, 34-41.
3. Phạm Minh Ánh, Lê Đức Tín, Trương Thế Hiệp và cộng sự (2014). Đánh giá kết quả phẫu thuật kết hợp can thiệp nội mạch trong điều trị tắc động mạch mạn tính chi dưới. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh, 18(2), 223-228.
4. Dosluoglu HH, Lall P, Cherr GS et al (2010). Role of simple and complex Hybrid revascularization procedures for symptomatic lower extremity occlusive disease. J Vasc Surg, 51, 1425-1435 e1421.
5. Nishibe T, Kondo Y, Dardik A et al (2009). Hybrid surgical and endovascular therapy in multifocal peripheral TASC D lesions: up to three-year follow-up. J Cardiovasc Surg (Torino), 50, 493- 499.
6. Piazza M, Ricotta JJ , Bower TC, Kalra M, Duncan AA, Cha S, Gloviczki P (2011). Iliac artery stenting combined with open femoral endarterectomy is as effective as open surgical reconstruction for severe iliac and common femoral occlusive disease. J Vasc Surg. Aug; 54(2): 402-11.
7. Argyriou C, Georgakarakos E, Georgiadis GS, Antoniou GA, Schoretsanitis N, Lazarides M. (2014). Hybrid revascularization procedures in acute limb ischemia. Ann Vasc Surg. Aug;28(6):1456-62.
8. Min Zhou, Dian Huang, Chen Liu, Zhao Liu, Min Zhang, Tong Qiao, and Chang-Jian Liu. (2014) Comparison of Hybrid procedure and open surgical revascularization for multilevel infrainguinal arterial occlusive disease. Clin Interv Aging. 2014; 9: 1595-1603.
9. Kummer O, Widmer MK, Plüss S, Willenberg T, Vögele J, Mahler F, Baumgartner I. Does infection affect amputation rate in chronic critical leg ischemia? Vasa. 2003 Feb;32(1):18-21.
10. G.A.Antoniou, Sfyroeras GS, Karathanos C et al (2009). Hybrid Endovascular and Open Treatment of Severe Multilevel Lower Extremity Arterial Disease. European Journal of Vascular and Endovascular Surgery Volume 38, Issue 5, November, Pages 616-622.