Kết quả phẫu thuật thay van hai lá và van động mạch chủ bằng van nhân tạo sinh học tại Bệnh viện Việt Đức
Tóm tắt
Tổng quan: Thay van hai lá và van động mạch chủ đồng thì (phẫu thuật thay hai van) là phẫu thuật tim thường qui tại các trung tâm tim mạch lớn. Van nhân tạo cơ học hay được dùng và có nhiều báo cáo hơn van sinh học. Nghiên cứu này tập trung vào van sịnh học, được thực hiện tại một trung tâm đào tạo ngoại khoa quan trọng nhất của miền Bắc.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu các trường hợp phẫu thuật thay hai van bằng van nhân tạo sinh học tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, giai đoạn 2012 - 2017.
Kết quả: Bao gồm 78 bệnh nhân, tuổi trung bình là 58,4 ± 6,6 tuổi (24-72); trong đó 53,8% trên 60 tuổi, 91,0% đến từ khu vực nông thôn và miền núi, tỉ lệ nam/nữ = 3/4. Tổn thương van tim gặp nhiều nhất là hẹp hở van hai lá phối hợp với hở van động mạch chủ, chiếm 47,4%. Trung bình thời gian cặp động mạch chủ là 117,9 ± 19,8 phút, thời gian chạy máy là 144,9 ± 23,7 phút. Kết quả sớm: thời gian nằm viện là 32,2 ± 12,4 ngày; 6,5% phải mổ lại do các biến chứng; 3,8% tử vong sớm sau mổ. Trung hạn: thời gian sau mổ trung bình 27,3 ± 14,3 tháng (6-62); 17,7% bệnh nhân đã ngừng uống thuốc chống đông, tỉ lệ tử vong trong quá trình theo dõi là 8,1%.
Kết luận: Sử dụng van nhân tạo sinh học cho phẫu thuật thay hai van ở Việt Đức có độ tuổi khá trẻ, kết quả sớm và trung hạn tương đương với các nghiên cứu về van cơ học, nhưng ưu thế cho nhóm bệnh nhân lớn tuổi hoặc có khó khăn về thuốc chống đông máu sau phẫu thuật.
Từ khóa: Thay van hai lá và van động mạch chủ, thay hai van, van nhân tạo sinh học.
Tài liệu tham khảo
1. Iung B., Baron G., Butchart E.G. và cộng sự. (2003). A prospective survey of patients with valvular heart disease in Europe: The Euro Heart Survey on Valvular Heart Disease. Eur Heart J, 24(13), 1231–1243.
2. Caus T., Rouvière P., Collart F. và cộng sự. (2001). Late results of double-valve replacement with biologic or mechanical prostheses. Ann Thorac Surg, 71(5 Suppl), S261-264.
3. Carabello B. (2015). How to follow patients with mitral and aortic valve disease. Med Clin North Am,
4. Bortolotti U., Milano A., Mazzaro E. và cộng sự. (1994). Hancock II porcine bioprosthesis: excellent durability at intermediate-term follow-up. J Am Coll Cardiol, 24(3), 676–682.
5. Remadi J.-P., Baron O., Tribouilloy C. và cộng sự. (2003). Bivalvular mechanical mitral-aortic valve replacement in 254 patients: long-term results--a 22-year follow-up. Ann Thorac Surg, 76(2), 487–492.
6. Nishimura R.A., Otto C.M., Bonow R.O. và cộng sự. (2014). 2014 AHA/ACC Guideline for the Management of Patients With Valvular Heart Disease: executive summary: a report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines. Circulation, 129(23), 2440–2492.
7. Vahanian A., Alfieri O., Andreotti F. và cộng sự. (2013). [Guidelines on the management of valvular heart disease (version 2012). The Joint Task Force on the Management of Valvular Heart Disease of the European Society of Cardiology (ESC) and the European Association for Cardio-Thoracic Surgery (EACTS)]. G Ital Cardiol (Rome), 14(3), 167–214.
8. Đỗ Doãn Lợi, Phạm Gia Khải, và Đặng Hanh Đệ (2008). Khuyến cáo về: Chẩn đoán và điều trị các bệnh van tim. Hội Tim mạch học Việt Nam.
9. Ruel M., Chan V., Bédard P. và cộng sự. (2007). Very long-term survival implications of heart valve replacement with tissue versus mechanical prostheses in adults <60 years of age. Circulation, 116(11 Suppl), I294-300.
10. Mạc Thế Trường (2017), Đánh giá kết quả thay van hai lá nhân tạo sinh học tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, Luận văn tốt nghiệp cao học, Trường Đại học Y Hà Nội.