Nhồi máu cơ tim có biến chứng cơ học thủng vách liên thất (Post-Infarction Ventricular septal rupture - PIVSR) - Nhân một ca lâm sàng hiếm gặp tại Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
Tóm tắt
Biến chứng cơ học thủng vách liên thất (VSR) sau nhồi máu cơ tim (NMCT) một trong những biến chứng hiếm nhưng rất nặng nề và có nguy cơ tử vong cao [1] . Tỉ lệ biến chứng cơ học thủng vách liên thất ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trước đây xấp xỉ 1-3% khi mà chưa có các biện pháp tái tưới máu mạch vành [2]. Sau khi sự ra đời của liệu pháp tiêu sợi huyết tỉ lệ này giảm xuống đáng kể khoảng 0,3% [1]. Khi liệu pháp tái tưới máu bằng can thiệp động mạch vành qua da (PCI) được ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng, các báo cáo đưa ra tỉ lệ này dao động khoảng 0,23 – 0,71% [3], [4] Hầu hết biến chứng cơ học này đều xảy ra ở tuần đầu tiên sau nhồi máu cơ tim và thường gặp ở các BN nữ giới, lớn tuổi [5]. BN thường biểu hiện với các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng của suy tim cấp và một tiếng thổi giữa thì tâm thu mới xuất hiện được nghe rõ nhất ở bờ dưới cạnh ức trái. Bệnh nhân được chẩn đoán dựa vào siêu âm tim qua thành ngực và/ hoặc thông tim phải. Các đặc điểm chuẩn đoán gồm có: (1) Nhìn thấy vị trí khuyết ở vách liên thất với dòng phụt ngược từ trái sang phải trên siêu âm tim, (2) Có sự tăng độ bão hòa oxy giữa tâm nhĩ phải và tâm thất P > 10% do dòng máu phụt ngược giàu oxy từ tâm thất T sang. Sự chênh lệch độ bão hòa oxi sẽ lớn hơn trong trường hợp lỗ thủng vách liên thất lớn. Với nhồi máu cơ tim thành trước lỗ thủng thường ở vị trí gần mỏm tim và thường chỉ là một vết rách gọn. Với các thường hợp nhồi máu cơ tim thành dưới, lỗ thủng thường phước tạp gồm nhiều vết rách, xé bao gồm cả phần dưới và phần đáy tim. Với những tổn thương phước tạp như vậy sẽ rất khó khăn trong kỹ thuật phẫu thuật vá lỗ thông liên thất. Nếu không được phẫu thuật sửa chữa thì khoảng 90% BN sẽ tử vong và hầu hết là trong những ngày đầu sau khi chẩn đoán, tỉ lệ tử vong khoảng 40% trong vòng 30 ngày ở những bệnh nhân được phẫu thuật đóng lỗ thông liên thất [6]. Can thiệp bít dù lỗ thủng vách liên thất qua đường ống thông ở những BN tình trạng lâm sàng không ổn định sau NMCT cũng là hướng đi mới có nhiều triển vọng bên việc phẫu thuật vá TLT thông thường và cũng đã đạt được nhiều thành tựu trong một số báo cáo. [7].
Tài liệu tham khảo
1. Crenshaw B.S., Granger C.B., Birnbaum Y. và cộng sự. (2000). Risk factors, angiographic patterns, and outcomes in patients with ventricular septal defect complicating acute myocardial infarction. GUSTO-I (Global Utilization of Streptokinase and TPA for Occluded Coronary Arteries) Trial Investigators. Circulation, 101(1), 27–32.
2. Moore C.A., Nygaard T.W., Kaiser D.L. và cộng sự. (1986). Postinfarction ventricular septal rupture: the importance of location of infarction and right ventricular function in determining survival. Circulation, 74(1), 45–55.
3. Yip H.-K., Fang C.-Y., Tsai K.-T. và cộng sự. (2004). The potential impact of primary percutaneous coronary intervention on ventricular septal rupture complicating acute myocardial infarction. Chest, 125(5), 1622–1628.
4. Ledakowicz-Polak A., Polak L., và Zielińska M. (2011). Ventricular septal defect complicating acute myocardial infarction-still an unsolved problem in the invasive treatment era. Cardiovasc Pathol Off J Soc Cardiovasc Pathol, 20(2), 93–98.
5. Tai S., Tang J., Tang L. và cộng sự. (2018). Management and Outcome of Ventricular Septal Rupture Complicating Acute Myocardial Infarction: What Is New in the Era of Percutaneous Intervention?. Cardiology, 226–232.
6. Ratib K. và Ghuran A., btv. (2010), Emergency cardiology: an evidence-based guide to acute cardiac problems, Hodder Arnold, London.
7. Cinq-Mars A., Voisine P., Dagenais F. và cộng sự. (2016). Risk factors of mortality after surgical correction of ventricular septal defect following myocardial infarction: Retrospective analysis and review of the literature. Int J Cardiol, 206, 27–36.
8. Coskun K.O., Coskun S.T., Popov A.F. và cộng sự. (2009). Experiences with surgical treatment of ventricle septal defect as a post infarction complication. J Cardiothorac Surg, 4, 3.
9. Pang P.Y.K., Sin Y.K., Lim C.H. và cộng sự. (2013). Outcome and survival analysis of surgical repair of post-infarction ventricular septal rupture. J Cardiothorac Surg, 8, 44.
10. Deja M.A., Szostek J., Widenka K. và cộng sự. (2000). Post infarction ventricular septal defect - can we do better?. Eur J Cardio-Thorac Surg Off J Eur Assoc Cardio-Thorac Surg, 18(2), 194–201.
11. Labrousse L., Choukroun E., Chevalier J.M. và cộng sự. (2002). Surgery for post infarction ventricular septal defect (VSD): risk factors for hospital death and long term results. Eur J Cardio-Thorac Surg Off J Eur Assoc Cardio-Thorac Surg, 21(4), 725–731; discussion 731-732.
12. Arnaoutakis G.J., Zhao Y., George T.J. và cộng sự. (2012). Surgical repair of ventricular septal defect after myocardial infarction: outcomes from the Society of Thoracic Surgeons National Database. Ann Thorac Surg, 94(2), 436–443; discussion 443-444.
13. Cummings R.G., Califf R., Jones R.N. và cộng sự. (1989). Correlates of survival in patients with postinfarction ventricular septal defect. Ann Thorac Surg, 47(6), 824–830.
14. Cummings R.G., Reimer K.A., Califf R. và cộng sự. (1988). Quantitative analysis of right and left ventricular infarction in the presence of postinfarction ventricular septal defect. Circulation, 77(1), 33–42.
15. Serpytis P., Karvelyte N., Serpytis R. và cộng sự. (2015). Post-infarction ventricular septal defect: risk factors and early outcomes. Hell J Cardiol HJC Hell Kardiologike Epitheorese, 56(1), 66–71.
16. Sibal A.K., Prasad S., Alison P. và cộng sự. (2010). Acute ischaemic ventricular septal defect--a formidable surgical challenge. Heart Lung Circ, 19(2), 71–74.
17. Vargas-Barrón J., Molina-Carrión M., Romero-Cárdenas A. và cộng sự. (2005). Risk factors, echocardiographic patterns, and outcomes in patients with acute ventricular septal rupture during myocardial infarction. Am J Cardiol, 95(10), 1153–1158.
18. Zhu X.-Y., Qin Y.-W., Han Y.-L. và cộng sự. (2013). Long-term efficacy of transcatheter closure of ventricular septal defect in combination with percutaneous coronary intervention in patients with ventricular septal defect complicating acute myocardial infarction: a multicentre study. EuroIntervention J Eur Collab Work Group Interv Cardiol Eur Soc Cardiol, 8(11), 1270–1276.
19. Holzer R., Balzer D., Amin Z. và cộng sự. (2004). Transcatheter closure of postinfarction ventricular septal defects using the new Amplatzer muscular VSD occluder: Results of a U.S. Registry. Catheter Cardiovasc Interv Off J Soc Card Angiogr Interv, 61(2), 196–201.
20. Attia R. và Blauth C. (2010). Which patients might be suitable for a septal occluder device closure of postinfarction ventricular septal rupture rather than immediate surgery?. Interact Cardiovasc Thorac Surg, 11(5), 626–629.
21. Singh V., Badheka A.O., Bokhari S.S. và cộng sự. (2013). Retrograde percutaneous closure of a ventricular septal defect after myectomy for hypertrophic obstructive cardiomyopathy. Tex Heart Inst J, 40(4), 468–471.
22. David T.E., Dale L., và Sun Z. (1995). Postinfarction ventricular septal rupture: repair by endocardial patch with infarct exclusion. J Thorac Cardiovasc Surg, 110(5), 1315–1322.
23. Killen D.A., Piehler J.M., Borkon A.M. và cộng sự. (1997). Early repair of postinfarction ventricular septal rupture. Ann Thorac Surg, 63(1), 138–142.
24. Skillington P.D., Davies R.H., Luff A.J. và cộng sự. (1990). Surgical treatment for infarct-related ventricular septal defects. Improved early results combined with analysis of late functional status. J Thorac Cardiovasc Surg, 99(5), 798–808.
25. Perrotta S. và Lentini S. (2009). In patients undergoing surgical repair of post-infarction ventricular septal defect, does concomitant revascularization improve prognosis?. Interact Cardiovasc Thorac Surg, 9(5), 879–887.