Khảo sát tình trạng điện giải máu lúc nhập viện ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tại Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai

Các tác giả

  • Trần Việt Anh Đại học Y Hà Nội
  • Phạm Mạnh Hùng Đại học Y Hà Nội

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tình trạng điện giải máu lúc nhập viện ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp. Tìm hiểu mối liên quan giữa rối loạn điện giải máu lúc nhập viện với một số thông số lâm sàng, cận lâm sàng và một số biến cố tim mạch sớm ở các bệnh nhân nói trên tại Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 787 bệnh nhân NMCT cấp vào điều trị tại Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ tháng 12/2017 – 06/2019. Bao gồm 462 bệnh nhân NMCT cấp trong thời gian từ tháng 12/2017 đến 06/2018 (hồi cứu) và 325 bệnh nhân NMCT cấp từ tháng 07/2018 đến 06/2019 (tiến cứu).

Kết quả: Trong 787 bệnh nhân NMCT cấp từ tháng 12/2017 – 06/2019 tại thời điểm nhập viện có 376 bệnh nhân (47,8%) rối loạn điện giải và 511 bệnh nhân (52,2%) không rôi loạn điện giải. Bệnh nhân rối loạn 1 chất điện giải chiếm 71,3%, bệnh nhân rối loạn ≥ 2 chất điện giải chiếm 21,3%.Tỉ lệ điện giải máu Natri (Na), Kali (K), Clo (Cl) (n = 787) trong giới hạn bình thường lần lượt là: 90,3%; 72,8%; 72,2%. Tỉ lệ hạ Na, K, Cl máu lần lượt là: 9,4%; 26,6%; 22,4% . Tỉ lệ tăng Na, K, Cl máu lần lượt là: 0,25%; 0,6%; 5,2%. Tỉ lệ Canxi (Ca) máu (n=101) trong giới hạn bình thường là 35,6%, tỉ lệ hạ Ca máu là 43,6%. Không có bệnh nhân tăng canxi máu. Tuổi cao (>70 tuổi), giới nữ, tăng huyết áp, Killip > 2 làm tăng nguy cơ rối loạn điện giải tại thời điểm nhập viện ở các bệnh nhân NMCT cấp tương ứng với tỉ suất chênh là: OR 1,07 (95% CI: 1.01 – 1,23), OR 1,23 (95% CI: 1,08-1,41), OR 1,36 (95% CI: 1,01-1,82), OR 2 (95% CI: 1,27- 3,43) có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Kali máu < 3,0 mmol/l hoặc > 5,0 mmol/l làm lúc nhập viện ở các bệnh nhân NMCT cấp làm tăng nguy cơ tử vong trong thời gian nằm viện tương ứng gấp 2,6 và 10,5 lần so với bệnh nhân không có rối loạn kali máu (OR 2,6, 95% CI: 1,03 – 7,01; OR 10,5, 95% CI: 1,7 – 65,3), có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Kết luận: Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tại thời điểm nhập viện thường hay gặp rối loạn 1 chất điện giải hơn so với ≥ 2 chất điện giải. Tình trạng kali máu giảm (Kali máu < 3,5 mmol/l) tại thời điểm nhập viện thường gặp hơn ở các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp. Tuổi cao (> 70 tuổi), giới nữ, tăng huyết áp, Killip > 2 là những yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn điện giải tại thời điểm nhập viện ở bệnh nhân NMCT cấp. Kali máu < 3,0 mmol/l hoặc > 5,0 mmol/l tại thời điểm nhập viện làm tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân NMCT cấp so với bệnh nhân không có rối loạn kali máu. Các chất điện giải Natri , clo máu không thấy có mối liên quan đến biến cố tử vong ở các bệnh nhân NMCT cấp.

Từ khóa: Nhồi máu cơ tim cấp, rối loạn điện giải, biến cố tim mạch sớm, tử vong.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Lân Việt (2007). “nhồi máu cơ tim cấp”, Thực hành bệnh tim mạch”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.68-69

2. Hulting J (1981). “In-hospital ventricular fibrillation and its relation to serum potassium”. Acta Med Scand Suppl, 109-116.

3. Goyal A, Spertus JA, Gosch K (2012) et al. “Serum Potassium Levels and Mortality in Acute Myocardial Infarction“. JAMA. 307, 157-164.

4. Nguyễn Lân Việt, Nguyễn Quang Tuấn, Nguyễn Thị Bạch Yến, Hồ Thượng Dũng, Võ Thành Nhân, Nguyễn Ngọc Tước, Phạm Nguyễn Vinh, Đặng Vạn Phước. Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch Việt Nam về xử trí Nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam năm 2008.

5. Đỗ Thị Liệu, Hà Phan Hải An, Đỗ Gia Tuyển, Đặng Thị Việt Hà, Vương Tuyết Mai (2012), “Suy thận cấp; bệnh thận mãn tính và suy thận mạn”, bệnh học nội khoa tập 1, nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.380- 412.

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-06-2019

Cách trích dẫn

Trần Việt Anh, & Phạm Mạnh Hùng. (2019). Khảo sát tình trạng điện giải máu lúc nhập viện ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tại Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (88), 83–89. Truy vấn từ http://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/329

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 2 3 4 5 6 7 8 > >>