Mối liên quan giữa đặc điểm vi sinh và kết quả điều trị ở bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm trùng

Các tác giả

  • Nguyễn Nhật Hoàng Bộ môn Nội ĐHYD TP. Hồ Chí Minh
  • Trần Công Duy Bộ môn Nội ĐHYD TP. Hồ Chí Minh
  • Hoàng Văn Sỹ Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Chợ Rẫy

Tóm tắt

Mục tiêu: Đặc điểm vi sinh của viêm nội tâm mạc nhiễm trùng (VNTMNT) cũng như sự đề kháng kháng sinh của các tác nhân gây bệnh đang thay đổi dần trong nhiều thập kỉ gần đây và ảnh hưởng đáng kể đến kết quả điều trị. Mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát đặc điểm vi sinh và mối liên quan giữa các tác nhân gây bệnh với kết quả điều trị ở bệnh nhân VNTMNT.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả hồi cứu tất cả bệnh nhân được chẩn đoán xác định hoặc có thể VNTMNT theo tiêu chuẩn Duke cải biên nhập Bệnh viện Chợ Rẫy từ ngày 01/01/2015 đến 31/12/2018.

Kết quả: Trong giai đoạn 4 năm (2015 - 2018), 177 bệnh nhân VNTMNT nhập Bệnh viện Chợ Rẫy. Tỉ lệ cấy máu dương tính là 55,4% (n=98). Trong nhóm cấy máu dương tính, Streptococci chiếm nhiều nhất với 62,2 % (n = 61) và tiếp theo Staphylococcus aureus chiếm 22,4% (n=22). Tỉ lệ điều trị thất bại ở bệnh nhân VNTMNT do Staphylococcus aureus khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhóm không do Staphylococcus aureus (P< 0,001).

Kết luận:Tỉ lệ cấy máu dương tính ở bệnh nhân VNTMNT còn thấp so với các nghiên cứu nước ngoài. Streptococci vẫn là tác nhân gây bệnh hàng đầu. Staphylococcus aureus có xu hướng tăng dần và liên quan với tỉ lệ điều trị thất bại cao hơn.

Từ khóa: viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, tiêu chuẩn Duke cải biên, cấy máu, Streptococci, Staphylococcusaureus.

Tài liệu tham khảo

1. Trần Công Duy. Khảo sát một số đặc điểm của Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong 10 năm (2000 - 2009). Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 2010.

2. Trần Minh Hoàng. Đặc điểm vi sinh và yếu tố tiên lượng tử vong bệnh viện ở bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm trùng. Luận văn bác sĩ nội trú, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. 2015.

3. Baddour L. M., Wilson W. R., Bayer A. S., Fowler V. G., Jr., Tleyjeh I. M., et al. Infective Endocarditis in Adults: Diagnosis, Antimicrobial Therapy, and Management of Complications: A Scientific Statement for Healthcare Professionals From the American Heart Association.Circulation 2015; 132 (15): 1435-86.

4. Cabell C. H., Jollis J. G., Peterson G. E., Corey G. R., Anderson D. J., et al. Changing patient characteristics and the effect on mortality in endocarditis. Arch Intern Med 2002; 162 (1): 90-4.

5. Fluit A. C., Jones M. E., Schmitz F. J., Acar J., Gupta R., et al. Antimicrobial susceptibility and frequency of occurrence of clinical blood isolates in Europe from the SENTRY antimicrobial surveillance program, 1997 and 1998.Clin Infect Dis 2000; 30 (3): 454-60.

6. Habib Gilbert, Lancellotti Patrizio, Antunes Manuel J, Bongiorni Maria Grazia, Casalta Jean-Paul, et al. 2015 ESC Guidelines for the management of infective endocarditis: The Task Force for the Management of Infective Endocarditis of the European Society of Cardiology (ESC) Endorsed by: European Association for Cardio-Thoracic Surgery (EACTS), the European Association of Nuclear Medicine (EANM). European Heart Journal 2015; 36 (44): 3075-3128.

7. Heiro M, Helenius H, Mäkilä S, Hohenthal U, Savunen T, et al. Infective endocarditis in a Finnish teaching hospital: a study on 326 episodes treated during 1980–2004. Heart 2006; 92 (10): 1457-62.

8. Le Moing V., Alla F., Doco-Lecompte T., Delahaye F., Piroth L., et al. Staphylococcus aureus Bloodstream Infection and Endocarditis--A Prospective Cohort Study. PLoS One 2015; 10 (5): e0127385.

9. Murdoch D. R., Corey G. R., Hoen B., Miro J. M., Fowler V. G., Jr., et al. Clinical presentation, etiology, and outcome of infective endocarditis in the 21st century: the International Collaboration on Endocarditis- Prospective Cohort Study. Arch Intern Med 2009; 169 (5): 463-73.

10. Rybak M. J., Leonard S. N., Rossi K. L., Cheung C. M., Sader H. S., et al. Characterization of vancomycin-heteroresistant Staphylococcus aureus from the metropolitan area of Detroit, Michigan, over a 22-year period (1986 to 2007). J Clin Microbiol 2008; 46 (9): 2950-54.

11. Sohail M. R., Uslan D. Z., Khan A. H., Friedman P. A., Hayes D. L., et al. Management and outcome of permanent pacemaker and implantable cardioverter-defibrillator infections. J Am Coll Cardiol 2007; 49 (18): 1851-59.

12. Uslan D. Z., Sohail M. R., St Sauver J. L., Friedman P. A., Hayes D. L., et al. Permanent pacemaker and implantable cardioverter defibrillator infection: a population-based study. Arch Intern Med 2007; 167 (7): 669-75.

13. Wisplinghoff H., Bischoff T., Tallent S. M., Seifert H., Wenzel R. P., et al. Nosocomial bloodstream infections in US hospitals: analysis of 24,179 cases from a prospective nationwide surveillance study. Clin Infect Dis 2007; 39 (3): 309-17.

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-06-2019

Cách trích dẫn

Nguyễn Nhật Hoàng, Trần Công Duy, & Hoàng Văn Sỹ. (2019). Mối liên quan giữa đặc điểm vi sinh và kết quả điều trị ở bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm trùng. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (88), 61–68. Truy vấn từ http://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/326

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả