Giá trị tiên lượng của thông số chức năng thất phải (TAPSE, E/E’) trên siêu âm doppler tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp đã được can thiệp động mạch vành qua da

Các tác giả

  • Trần Thị Hương Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
  • Khổng Nam Hương Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Thị Bạch Yến Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mối liên quan giữa chức năng thất phải và các biến cố tim mạch chính ở các bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim cấp còn ít được quan tâm.

Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu giá trị của thông số TAPSE và E/E’ van ba lá trong tiên lượng sớm các biến cố tim mạch chính (MACE) ở bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim cấp đã được can thiệp động mạch vành qua da.

Đối tượng và phương pháp: Đối tượng là các bệnh nhân nhập Viện Tim mạch với chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp lần đầu và được can thiệp động mạch vành qua da thành công. Tất cả bệnh nhân đều được siêu âm Doppler tim trong vòng 48h sau can thiệp để đánh giá chức năng thất trái và chỉ số TAPSE, chỉ số E/E’ van ba lá. Các bệnh nhân được theo dõi dọc tại các thời điểm nằm viện, 1 tháng, 3 tháng và kết thúc nghiên cứu, bằng cách gọi điện để phỏng vấn và ghi nhận các biến cố tim mạch chính, bao gồm: tử vong do mọi nguyên nhân, tái nhồi máu cơ tim, tái nhập viện vì suy tim, đột quỵ không tử vong.

Kết quả: 119 bệnh nhân được theo dõi trung bình trong 6,5 tháng (từ 3 tháng đến 11 tháng), có 21 bệnh nhân xuất hiện biến cố. Trong phân tích đơn biến, cả TAPSE (HR 3,98; 95%CI từ 1,51 đến 10,49; p < 0,01) và E/E’van ba lá (HR 2,90; 95%CI 1,14 đến 7,38; p < 0,05) đều là các yếu tố tiên lượng  được chỉ số E/E’là yếu tố tiên lượng độc lập cho biến cố gộp(HR 3,70; 95%CI từ 1,41 đến 9,75; p < 0,01).

Kết luận: Chỉ số chức năng thất phải (TAPSE và E/E’) là các thông số có giá trị trong tiên lượng sớm ở các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp đã điều trị bằng can thiệp động mạch vành qua da.

Từ khóa: Chức năng thất phải, TAPSE, E/E’, biến cố tim mạch chính, nhồi máu cơ tim.

Tài liệu tham khảo

1. LopezA.D.,MathersC.D.,EzzatiM.,etal.(2006). Global and regional burden of disease and risk factors, 2001: systematic analysis of population health data. LancetLondEngl, 367(9524), 1747–1757.

2. AntmanE.M.,AnbeD.T.,ArmstrongP.W.,etal.(2004). ACC/AHA Guidelines for the Management of Patients With ST-Elevation Myocardial Infarction. JAmCollCardiol, 44(3), E1–E211.

3. AntoniM.L.,ScherptongR.W.C.,AtaryJ.Z.,etal.(2010). Prognostic Value of Right Ventricular Function in Patients After Acute Myocardial Infarction Treated With Primary Percutaneous Coronary Intervention. Circ Cardiovasc Imaging, 3(3), 264–271.

4. RisumN.,ValeurN.,SøgaardP.,etal.(2018). Right ventricular function assessed by 2D strain analysis predicts ventricular arrhythmias and sudden cardiac death in patients after acute myocardial infarction. EurHeart J Cardiovasc Imaging, 19(7), 800–807.

5. LangR.M.,BadanoL.P.,Mor-AviV.,etal.(2015). Recommendations for Cardiac Chamber Quantification by Echocardiography in Adults: An Update from the American Society of Echocardiography and the European Association of Cardiovascular Imaging. J Am Soc Echocardiogr, 28(1), 1-39.e14.

6. SamadB.A.,AlamM.,andJensen-UrstadK.(2002). Prognostic impact of right ventricular involvement as assessed by tricuspid annular motion in patients with acute myocardial infarction. AmJCardiol, 90(7), 778–781.

7. KanarB.G.,TigenM.K.,SunbulM.,etal.(2018). The impact of right ventricular function assessed by 2-dimensional speckle tracking echocardiography on early mortality in patients with inferior myocardial infarction. Clin Cardiol, 41(3), 413–418.

8. DokainishH.,AbbeyH.,GinK.,etal.(2005). Usefulness of tissue Doppler imaging in the diagnosis and prognosis of acute right ventricular infarction with inferior wall acute left ventricular infarction. AmJCardiol, 95(9), 1039–1042.

Tải xuống

Đã Xuất bản

06-03-2023 — Cập nhật vào 06-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Trần Thị Hương, Khổng Nam Hương, & Nguyễn Thị Bạch Yến. (2023). Giá trị tiên lượng của thông số chức năng thất phải (TAPSE, E/E’) trên siêu âm doppler tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp đã được can thiệp động mạch vành qua da. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (90), 95–102. Truy vấn từ http://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/245

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>