Trầm cảm và một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bệnh nhân tăng huyết áp tại thành phố Cần Thơ năm 2017-2018
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Người bệnh tăng huyết áp có khả năng mắc kèm theo các rối loạn tâm thần trong đó có trầm cảm, dẫn tới làm tăng gánh nặng bệnh tật cho bệnh nhân, gia đình và xã hội.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ trầm cảm bằng thang đo PHQ9 và một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người bệnh tăng huyết áp tại thành phố Cần Thơ năm 2017-2018.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 772 người bệnh tăng huyết áp tại thành phố Cần Thơ với độ tuổi trung bình là 64,6 tuổi (ĐLC: 12,29).
Kết quả nghiên cứu: 22,4% người bệnh có triệu chứng trầm cảm, trung bình là 2,66 điểm (SD: 3,38); trầm cảm mức độ nhẹ là 16,5%; trung bình là 4,3%; nặng và rất nặng là 1,6%. Người bệnh là nữ giới, hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, tập luyện thể lực huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg, huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg có tổng điểm cao hơn với số điểm là 1,78; 2,37; 1,65; 0,88; 1,02; 3,12 điểm.
Người bệnh không thừa cân và tuân thủ điều trị có tổng điểm giảm lần lượt 0,09 điểm và 0,94 điểm. Trầm cảm gặp ở người lớn tuổi nhiều hơn với OR=0,95. Hoạt động thể lực đúng, không sử dụng rượu bia, BMI bình thường và tuân thủ điều trị thuốc mắc trầm cảm ít hơn với OR lần lượt là 0,61; 0,89 và 1,15.
Kết luận: Trầm cảm có thể làm nặng hơn tình trạng bệnh tăng huyết áp nói riêng và mãn tính nói chung.
Từ khóa: Tăng huyết áp, trầm cảm, rối loạn tâm thần.
Đã Xuất bản
Các phiên bản
- 05-03-2023 (2)
- 05-03-2023 (1)