Đánh giá hiệu quả kiểm soát LDL-c bằng rosuvatatin ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Tim mạch thành phố Cần Thơ
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tăng huyết áp và rối loạn lipid máu là hai yếu tố nguy cơ tim mạch thường song hành và làm gia tăng các biến cố tim mạch nguy hiểm. Rosuvastatin là statin được khuyến cáo sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và việc được đánh giá rõ hơn về hiệu quả cũng như độ an toàn của thuốc trên đối tượng bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có rối loạn máu là cần thiết.
Mục tiêu: 1) Mô tả đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát. 2) Đánh giá hiệu quả kiểm soát LDL-C máu bằng Rosuvastatin ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát và tỷ lệ các tác dụng phụ của thuốc.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến hành trên 116 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có rối loạn lipid máu tại Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Tim mạch thành phố Cần Thơ từ tháng 4/2020 đến tháng 9/2020.
Kết quả: Tuổi trung bình 62,75 ± 8,3 tuổi, tỷ lệ nữ/nam là 1,9/1, tỷ lệ tăng nồng độ Cholesterol TP, Triglyceride, LDL-C lần lượt là 93,1%; 80,17% và 93,97%. Giảm nồng độ HDL-c là 21,56%. Sau 12 tuần điều trị với Rosuvastatin 20mg, cholesterol TP, Triglycerid, LDL-C giảm trung bình lần lượt 1,98mmol/L; 0,45mmol/L và 1,69mmol/L; HDL-c tăng trung bình 0,07 mmol/L so với trước điều trị, sự thay đổi có ý thống kê (p<0,05). Tỷ lệ tăng nồng độ Cholesterol TP, Triglyceride, LDL-C sau điều trị lần lượt là 25,59%; 31,9% và 81,03%. Giảm nồng độ HDL-c là 9,45%. Tỷ lệ bệnh nhân có LDL-C đạt mục tiêu điều trị <1,8mmol/L là 25,86%. Tỷ lệ giảm LDL-C >50% là 63,79%. Tác dụng phụ: tỷ lệ tăng men ALT trên 3 lần bình thường là 1,72%.
Kết luận: Bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có tỷ lệ rối loạn lipid máu cao, cần được tăng cường tầm soát. Điều trị Rosuvastatin cường độ cao ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có nguy cơ tim mạch từ trung bình đến rất cao nên xem xét một cách thường quy vì hiệu quả đã được chứng minh và cần theo dõi ALT sau mỗi 3 tháng mặc dù độ an toàn của thuốc đã được chứng minh.
Từ khóa: Tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, LDL-C, Rosuvastatin.
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Thanh Bình (2016), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bằng Rosuvastatin trong kiểm soát LDL-C ở bệnh nhân bệnh động mạch vành tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu năm 2015.
3. Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp năm 2018.
4. Huỳnh Minh Ngọc (2014), Nghiêncứu rối loạn lipid máu và đánh giá kết quả điều trị bằng rosuvastatin ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
5. Dương Hoàng Vũ (2018), “Nghiên cứu đặc điểm rối loạn lipid máu và kết quả kiểm soát LDL-C bằng Simvastatin kết hợp Ezetimibe trên bệnh nhân bệnh động mạch vành tại bệnh viện Tim mạch Cần Thơ năm 2017- 2018”, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
6. American Diabetes Association (2019), “Standards of Medical Care in Diabetes—2019”, Diabetes Care, 42(Supplement 1).
7. Binbre A. S., Elis A., Al-Zaibag M., et al. (2016), “Rosuvastatin versus atorvastatin in achieving lipid goals inpatientsathighriskforcardiovasculardiseaseinclinicalpractice:Arandomized,open-label,parallel- group, multicenter study (DISCOVERY Alpha study)”, Curr Ther Res Clin Exp. 67(1), pp. 21-43.
8. D’Agostino R. B., Sr., R. S. Vasan, et al. (2008), “General cardiovascular risk profile for use in primary care: the Framingham Heart Study”, Circulation, 117(6), pp. 743-753.
9. François Mach, Colin Baigen et al. (2019), ff “ESC/EAS Guidelines for the management of dyslipidemias: lipid modification to reduce cardiovascular risk: The Task Force for the management of dyslipidemias of the European Society of Cardiology (ESC) and European Atherosclerosis Society (EAS) Atherosclerosis Society (EAS)”, European Heart Journal, 41(1), pp. 111– 88.
10. Grundy S. M., Becker D., Clark L. T., et al. (2002), “Third Report of the National Cholesterol Education Program (NCEP) Expert Panel on Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Cholesterol in Adults (Adult Treatment Panel III) final report”, Circulation. 106(25), pp. 3143-3421.
11. Raal F., Schamroth C., Blom D., et al. (2011), “CEPHEUS SA: a South African survey on the undertreatment of hypercholesterolemia”, Cardiovascular Journal Of Africa. 22(5), pp. 234-240.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Các phiên bản
- 05-03-2023 (2)
- 05-03-2023 (1)