Thay đổi sớm mức độ hở van ba lá và chức năng thất phải sau phẫu thuật van hai lá có sửa van ba lá

Các tác giả

  • Trần Hải Yến Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Thị Mai Chi Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Ngọc Quang Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Dương Đức Hùng Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.94+95.2021.169

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mức độ hở van ba lá và suy chức năng tâm thu thất phải bằng siêu âm tim ở bệnh nhân sau phẫu thuật van hai lá có tạo hình van ba lá, đồng thời tìm hiểu các yếu tố liên quan đến kết quả này.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu gồm 51 bệnh nhân hẹp và/hoặc hở van hai lá nặng có kèm theo hở van ba lá mức độ vừa đến nhiều, được phẫu thuật van hai lá có tạo hình van ba lá tại Đơn vị Phẫu thuật Tim mạch – Viện Tim mạch Việt Nam. Thời gian nghiên cứu từ 10/2018 đến tháng 7/2020. Mức độ hở van ba lá và chỉ số FAC đại diện cho chức năng tâm thu thất phải được đánh giá bằng siêu âm tim qua thành ngực trước phẫu thuật và trong vòng 1 - 6 tháng sau phẫu thuật.

Kết quả: 51 bệnh nhân trong nghiên cứu có độ tuổi trung bình 52,42 ± 9,82 năm, 60,7% là nữ, bệnh van tim do thấp chiếm 92%. Trước phẫu thuật, 100% bệnh nhân HoBL mức độ vừa trở lên, sau phẫu thuật tỷ lệ này là 23,5% (12/51). Tỷ lệ bệnh nhân có suy CNTP (với FAC < 35%) trước phẫu thuật là 45,1%, sau phẫu thuật tỷ lệ này giảm nhưng vẫn còn tới 33,3%. Các yếu tố làm tăng nguy cơ còn tồn tại hở van ba lá mức độ vừa – nhiều sau phẫu thuật là: Tổn thương thực tổn van ba lá, có HoBL mức độ nhiều trước phẫu thuật, tổn thương cả van hai lá và van động mạch chủ. Bệnh nhân có FAC trước phẫu thuật thấp hơn 35% thì nguy cơ gặp phải tình trạng suy chức năng tâm thu thất phải sau phẫu thuật cao gấp 19,14 lần (95% CI: 2,24 – 163,35) so với nhóm có FAC trước phẫu thuật trên 35%. Đường kính thất phải trục dọc trước phẫu thuật tăng lên 1 mm thì nguy cơ gặp phải tình trạng suy chức năng tâm thu thất phải sau phẫu thuật tăng lên 1,38 lần (95% CI:1,05-1,82).

Kết luận: Phẫu thuật van hai lá kèm sửa van ba lá cải thiện tốt tình trạng hở van ba lá và suy chức năng tâm thu thất phải đánh giá bằng FAC, tuy nhiên tỷ lệ hở van ba lá mức độ vừa trở lên và suy chức năng tâm thu thất phải trong khoảng thời gian 1-6 tháng sau phẫu thuật vẫn khá cao (23,5% và 33,3%). Các tình trạng tổn thương van nặng nề trước phẫu thuật như: Hở ba lá thực tổn, hở ba lá nhiều, tổn thương nhiều van (van hai lá và van động mạch) là các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng HoBL nhiều sau phẫu thuật. FAC < 35% hay giãn thất phải trục dọc trước phẫu thuật tăng làm tăng khả năng suy chức năng tâm thu thất phải sau phẫu thuật. Các kết quả này gợi ý việc phẫu thuật sửa van ba lá cùng thời điểm phẫu thuật van tim trái nên được thực hiện sớm, trước khi có tổn thương nặng nề trong cấu trúc, chức năng thất phải, nhằm đạt được kết quả tốt hơn về mức độ hở van ba lá cũng như chức năng tâm thu thất phải sau phẫu thuật.

Từ khoá: Hở van ba lá; suy chức năng thất phải, phẫu thuật tạo hình van ba lá.

Tài liệu tham khảo

1. Kwak JJ, Kim YJ, Kim MK, et al (2008). Development of tricuspid regurgitation late after left-sided valve surgery: a single-center experience with long-term echocardiographic examinations. Am Heart J;155(4):732-7. doi: 10.1016/j.ahj.2007.11.010. Epub 2008 Feb 21.

2. Song H, Kim MJ, Chung CH, et al (2009). Factors associated with development of late significant tricuspid regurgitation after successful left-sided valve surgery. Heart; 95(11):931–6. DOI: 10.1136/ hrt.2008.152793.

3. Kammerlander AA, Marzluf BA, Graf A, et al (2014). Right Ventricular Dysfunction, But Not Tricuspid Regurgitation, Is Associated With Outcome Late After Left Heart Valve Procedure. J Am Coll Cardiol; 64(24):2633–42.

4. ĐoànQuốcHưng,PhạmQuốcĐạt,and Nguyễn Hữu Ước (2013). Kết quả sửa van ba lá trong điều trị bệnh van tim mắc phải tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, (61).

5. VaradarajanP,PaiRG(2010).Tricuspid regurgitation in patients with severe mitral regurgitation and normal left ventricular ejection fraction: risk factors and prognostic implications in a cohort of 895 patients. J Heart Valve Dis; 19 (4): 412-419.

6. Lang RM, Banado LP, Avi VM et al (2015). Recommendations for cardiac chamber quantification by echocardiography in adults: an update from the American Society of Echocardiography and the European Association of Cardiovascular Imaging. J Am Soc Echocardiogr; 28(1):1-39. DOI:https://doi. org/10.1016/j.echo.2014.10.003

7. HồHuỳnhQuangTrí,PhạmNguyễnVinh(2010). Tiến triển của hở Van 3 lá nặng sau phẫu thuật van 2 lá ở người bệnh van tin hậu thấp. Luận án tiến sĩ y học. Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

8. Koppers G, Verhaert D, Verbrugge FH, et al (2013). Clinical outcomes after tricuspid valve annuloplasty in addition to mitral valve surgery. Congest Heart Fail, Mar-Apr19(2):70-6. doi: 10.1111/ chf.12004. Epub 2012 Oct 1.

9. Subbotina I, Girdauskas E, Bernhardt AM, et al (2017). Comparison of Outcomes of Tricuspid Valve Surgery in Patients with Reduced and Normal Right Ventricular Function. Thorac Cardiovasc Surg, 65(8),617-625. doi: 10.1055/s-0037-1604450. Epub 2017 Aug 25.

Tải xuống

Đã Xuất bản

04-03-2023 — Cập nhật vào 04-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Trần Hải Yến, Nguyễn Thị Mai Chi, Nguyễn Ngọc Quang, & Dương Đức Hùng. (2023). Thay đổi sớm mức độ hở van ba lá và chức năng thất phải sau phẫu thuật van hai lá có sửa van ba lá. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (94+95), 165–177. https://doi.org/10.58354/jvc.94+95.2021.169

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 6 > >>