Giá trị điện tâm đồ bề mặt trong chẩn đoán định khu rối loạn nhịp thất khởi phát từ tam giác gian lá giữa xoang Valsava lá vành trái và vành phải
DOI:
https://doi.org/10.58354/jvc.94+95.2021.163Tóm tắt
Tổng quan: Rối loạn nhịp thất khởi phát từ xoang Valsava thường biểu hiện nhiều điểm chung trên điện tâm đồ bề mặt. Đánh giá và sử dụng điện tâm đồ bề mặt để định khu của các rối loạn nhịp thất khởi phát từ tam giác gian lá giữa xoang vành trái và xoang vành phải (XVT-P) có thể định hướng cho thủ thuật thăm dò điện sinh lý tim và đốt điện, giúp hạn chế xâm lấn, giảm thời gian thăm dò, làm thủ thuật và chiếu xạ.
Mục tiêu: Nghiên cứu giá trị đặc điểm điện tâm đồ bề mặt phân biệt rối loạn nhịp thất khởi phát từ tam giác gian lá giữa lá vành trái và phải với các vị trí khác tại xoang Valsava.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu theo phương pháp mô tả chùm bệnh tiến cứu kết hợp hồi cứu (hồi cứu bệnh án trong giai đoạn 2011 – 2014). 89 bệnh nhân có ngoại tâm thu thất/ tim nhanh thất (NTTT/TNT) khởi phát từ xoang Valsalva, đã được xác định vị trí bằng thăm dò điện sinh lý tim và triệt đốt bằng RF qua đường ống thông tại Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai. Các thông số điện tâm đồ bề mặt được ghi nhận và so sánh giữa các nhóm vị trí khởi phát.
Kết quả: 26 bệnh nhân (29,2%) có vị trí khởi phát NTTT/TNT từ XVT-P. 63 bệnh nhân có vị trí khởi phát từ những vị trí khác của xoang Valsalva (45 từ xoang vành trái – XVT- và 18 từ xoang vành phải - XVP). Nhánh xuống phức bộ QRS ở V1 có móc hoặc dạng w xuất hiện ở 22/26 trường hợp (84,6%) khởi phát từ XVT-P so với 9/45 trường hợp (20%) khởi phát từ XVT và 0/18 trường hợp khởi phát từ XVP. Đây là yếu tố độc lập gợi ý rối loạn nhịp thất khởi phát từ XVT-P với OR = 38,28 (p < 0,001).
Kết luận: NTTT/TNT khởi phát từ XVT-P là khá phổ biến với dấu hiệu đặc trưng nhất là phức bộ QRS ở V1 có móc ở nhánh xuống hoặc có dạng w.
Tài liệu tham khảo
1. ACC/AHA/ESC(2006), “Guidelines for management of patients with ventricular arrhythmias and the prevention of sudden cardiac death”, J Am Coll Cardiol. 48(5).
2. Nguyễn Lân Việt (2014), Điều trị một số rối loạn nhịp tim thường gặp, Thực hành bệnh tim mạch, 167 - 219.
3. EHRA/HRS Expert Consensus on Catheter Ablation of Ventricular, Arrhythmias Developed in a partnership with the European Heart Rhythm, Association (EHRA), a Registered Branch of the European Society of, Cardiology (ESC), and the Heart Rhythm Society (HRS);, in collaboration, with the American College of Cardiology (ACC) and the American Heart, Associatio (AHA) (2009), Heart Rhythm. 6(6), 887 - 923.
4. PhanĐìnhPhong(2015), NghiêncứuđiệnsinhlýhọctimcủarốiloạnnhịpthấtkhởipháttừxoangValsalvavà kết quả triệt đốt bằng năng lượng sóng có tần số Radio, Luận án Tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
5. HachiyaH.,AonumaK.,etal(2002), “How to diagnose, locate, and ablate coronary cusp ventricular tachycardia”, J Cardiovasc Electrophysiol. 13, 551 - 556.
6. OuyangF.,FotuhiP.,HoS.Y.,HebeJ.,etal(2002), “Repetitive monomorphic ventricular tachycardia originating from the aortic sinus cusp: electrocardiographic characterization for guiding catheter ablation”, J Am Coll Cardiol. 39, 500 - 508.
7. YamadaT.,YoshidaN.,MurakamiY.,etal(2008), “Electrocardiographic characteristics of ventricular arrhythmias originating from the junction of the left and right coronary sinuses of Valsalva in the aorta: the activation pattern as a rationale for the electrocardiographic characteristics”, Heart Rhythm. 5(2), 184 - 192.
8. BalaR.,GarciaF.C.,etal(2010), “Electrocardiographic and electrophysiologic features of ventricular arrhythmias originating from the right/left coronary cusp commissure”, Heart Rhythm. 7, 312 -322.
9. YoshidaN.,IndenY.,UchikawaT.,etal(2011), “Novel transitional zone index allows more accurate differentiation between idiopathic right ventricular outflow tract and aortic sinus cusp ventricular arrhythmias”, Heart Rhythm. 8(3), 349 - 356.
10. Hachiya H., Aonuma K., et al (2000), “Electrocardiographic Characteristics of Left Ventricular Outflow Tract Tachycardia”, PACE. 23, 1930 - 1934.
11. KanagaratnamL.,TomassoniG.,SchweikertR.,etal(2001), “Ventricular tachycardias arising from the aortic sinus of Valsalva: an underrecognized variant of left outflow tract ventricular tachycardia”, J Am Coll Cardiol. 37, 1408 - 1414.
12. Rillig A., Meyerfeldt U., Birkemeyer R., et al (2008), “Catheter ablation within the sinus of Valsalva - a safe and effective approach for treatment of atrial and ventricular tachycardias”, Heart Rhythm. 5, 1265 - 1272.
13. Yamada T., Litovsky S.H., Kay G.N. (2008), “The left ventricular ostium: an anatomic concept relevant to idiopathic ventricular arrhythmias”, Circ Arrhythm Electrophysiol 1, 396 - 404.
14. Nakagawa M., Takahashi N., Nobe S. (2002), “Gender differences in various types of idiopathic ventricular tachycardia”, J Cardiovasc Electrophysiol. 13(7), 633 - 638.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Các phiên bản
- 04-03-2023 (2)
- 04-03-2023 (1)