Kết quả phẫu thuật bắc cầu động mạch đùi - đùi trong điều trị thiếu máu mạn tính chi dưới tại Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2018 - 2020

Các tác giả

  • Nguyễn Đức Thuyết Khoa Phẫu thuật lồng ngực, Bệnh viện Bạch Mai
  • Vũ Ngọc Tú Bộ môn Ngoại, Đại học Y Hà Nội
  • Ngô Gia Khánh Khoa Phẫu thuật lồng ngực, Bệnh viện Bạch Mai
  • Dương Đức Hùng Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.94+95.2021.159

Tóm tắt

Mục đích: Nhận xét kết quả sớm phẫu thuật bắc cầu động mạch đùi - đùi điều trị bệnh thiếu máu mạn tính chi dưới.

Đối tượng: Bệnh nhân thiếu máu mạn tính chi dưới điều trị bằng phương pháp phẫu thuật bắc cầu động mạch đùi - đùi giai đoạn 2018-2020 tại Khoa Phẫu thuật Lồng ngực - Mạch máu, Bệnh viện Bạch Mai.

Phươngpháp:Nghiên cứu mô tả, cắt ngang.

Kết quả: 29 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn, tuổi trung bình là 70,6; gồm 23 bệnh nhân giai đoạn III, 06 bệnh nhân giai đoạn IV (phân loại Leriche- Fontaine). Phẫu thuật: 29 bệnh nhân được mổ bắc cầu động mạch đùi - đùi, 04 bệnh nhân cắt cụt ngón loét hoại tử, 03 bệnh nhân cắt cụt 1/3 dưới đùi, 01 bệnh nhân mở cân cẳng chân do biến chứng. Kết quả sớm: 26 bệnh nhân (89,7%) giảm cảm giác đau ngay sau mổ, 03 bệnh nhân (10,3%) tắc cầu nối.

Kết luận: phẫu thuật bắc cầu động mạch đùi - đùi là một lựa chọn điều trị an toàn, cải thiện đáng kể triệu chứng lâm sàng cũng như cận lâm sàng của bệnh nhân thiếu máu mạn tính chi dưới.

Tài liệu tham khảo

1. Đoàn Quốc Hưng, Can thiệp nội mạch và phối hợp phẫu thuật mổ mở - Can thiệp nội mạch: xu hướng mới trong điều trị bệnh mạch máu. Tạp chí nghiên cứu y học, 2011. 80(354): p. 64-60.

2. Thomas.F.Rehring and D.C. Brewster, Aortic reconstructionfor occlusive disease. 2000, In: Jeffrey L.Ballard, Aortic Sugery. Texas, U.S.A: Landes Bioscience.

3. Lương Thị Như Huyền, Dương Ngọc Thắng, and Đ.Q. Hưng, Điều trị thiếu máu chi dưới mạn tính

bằng bắc cầu ngoài giải phẫu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2015 – 2017. Tạp chí Tim mạch

học Việt Nam, 2018. 83: p. 43-50.

4. Freeman NE and L. FH, Operations on large arteries; application of recent advances. Calif Medicine, 1952.

: p. 229 – 233.

5. Vetto, R., The treatment of unilateral iliac artery obstruction with a transabdominal, subcutaneous,

femorofemoral graft. Surgery, 1962. 52: p. 343-5.

6. Shinsuke Mii, Role of Femorofemoral Crossover Bypass Grafting for Unilateral Iliac Atherosclerotic Disease:

A Comparative Evaluation with Anatomic Bypass. Surg Today, 2005. 35: p. 453–458.

7. Park, K.-M., Long Term Outcomes of Femorofemoral Crossover Bypass Grafts. Vasc Spec Int 2017. 33(2):

p. 55-58.

8. Ahmet Yuksel, An Overview and Update of Femorofemoral Crossover Bypass Surgery as an Extra-Anatomic

Bypass Procedure. The Journal of Thoracic and Cardiovascular Surgery, 2017. 66(03): p. 266-272.

9. Đỗ Kim Quế and N.A. Trung, Đánh giá kết quả phẫu thuật phục hồi lưu thông động mạch chi dưới.

Tạp chí phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực 2016. 15: p. 45-55.

10. Eiberg JP and e. al, Fluoropolymer-coated dacron versus PTFE grafts for femorofemoral crossover bypass:

randomised trial. European Journal of Vascular and Endovascular Surgery, 2006. 32: p. 431-438.

11. Criado E and e. al, Femorofemoral bypass graft: analysis of patency and factors influencing long-term

outcome. Journal of Vascular Surgery, 1993: p. 495-505.

Tải xuống

Đã Xuất bản

04-03-2023 — Cập nhật vào 04-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Nguyễn Đức Thuyết, Vũ Ngọc Tú, Ngô Gia Khánh, & Dương Đức Hùng. (2023). Kết quả phẫu thuật bắc cầu động mạch đùi - đùi trong điều trị thiếu máu mạn tính chi dưới tại Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2018 - 2020. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (94+95), 82–90. https://doi.org/10.58354/jvc.94+95.2021.159

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG