Giá trị của phương pháp kích thích thất cạnh His trong chẩn đoán cơ chế dẫn truyền ngược thất - nhĩ
DOI:
https://doi.org/10.58354/jvc.94+95.2021.152Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả của phương pháp kích thích thất cạnh His trong chẩn đoán cơ chế dẫn truyền ngược thất – nhĩ ở những bệnh nhân có cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất (CNNKPTT) được thăm dò điện sinh lý và điều trị bằng năng lượng sóng có tần số radio (RF) tại Viện Tim mạch Quốc gia.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 60 bệnh nhân được thăm dò điện sinh lý và điều trị triệt đốt CNNKPTT tại Viện Tim mạch Việt Nam, trong đó có 43 bệnh nhân có cơn AVNRT (36 BN có cơn AVNRT điển hình, 7 BN có cơn AVNRT không điển hình) và 17 bệnh nhân có cơn AVRT. Phương pháp kích thích thất cạnh His được thực hiện trước khi triệt đốt, bằng cách đặt điện cực tại vị trí tâm thất cạnh His, kích thích vị trí này với cường độ cao để kích thích trực tiếp cả cơ thất và bó His / đoạn gần nhánh phải (HB-RB), sau đó giảm dần cường độ kích thích đến khi HB-RB không còn dẫn trực tiếp nữa. Kết quả được đánh giá thông qua (1) trình tự khử cực tâm nhĩ và (2) khoảng thời gian từ kích thích đến điện đồ tâm nhĩ (khoảng S-A).
Kết quả: Nghiệm pháp đã chẩn đoán được dẫn truyền ngược qua đường phụ ở 15/17 BN có cơn AVRT, gồm tất cả những trường hợp có đường phụ ở vị trí sau vách; 2/17 BN có cơn AVRT có kết quả nghiệm pháp không cho thấy dẫn truyền ngược qua đường phụ, 2 ca này có đường phụ ở vị trí thành tự do bên trái. Nghiệm pháp này loại trừ được sự tồn tại của đường dẫn truyền phụ ở tất cả 43 BN có cơn AVNRT. Độ nhạy của phương pháp để chẩn đoán cơn AVRT là 88,2%, với độ đặc hiệu là 100%.
Kết luận: Phương pháp kích thích thất cạnh His là một nghiệm pháp có giá trị để chẩn đoán cơ chế dẫn truyền ngược thất – nhĩ, đặc biệt là trường hợp đường phụ ở vị trí sau vách.
Từ khoá: Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, dẫn truyền ngược thất – nhĩ, phương pháp kích thích thất cạnh His.
Tài liệu tham khảo
1. OrejarenaLA,VidailletH,DeStefanoF,etal. Paroxysmal Supraventricular Tachycardia in the General Population. Journal of the American College of Cardiology. 1998;31(1):150-157. doi:10.1016/S0735- 1097(97)00422-1
2. Spector P, Reynolds MR, Calkins H, et al. Meta-Analysis of Ablation of Atrial Flutter and Supraventricular Tachycardia. American Journal of Cardiology. 2009;104(5):671-677. doi:10.1016/j. amjcard.2009.04.040
3. KleinGJ,GulaLJ,Leong-SitP,etal. ElectrophysiologicalManeuversforArrhythmiaAnalysis. 1st Edition. Cardiotext Publishing; 2014.
4. HiraoK,OtomoK,WangX,etal. Para-Hisian Pacing: A New Method for Differentiating Retrograde Conduction Over an Accessory AV Pathway From Conduction Over the AV Node. Circulation. 1996;94(5):1027-1035. doi:10.1161/01.CIR.94.5.1027
5. GliksonM,BelhassenB,EldarM. Atypical AV Nodal Reentry with Bystander Accessory Pathway: An Unusual Mechanism of Preexcited Tachycardia. Pacing and Clinical Electrophysiology. 1999;22(2):390-392. doi:10.1111/j.1540-8159.1999.tb00459.x
6. ChiangCE,ChenSA,WuTJ,etal. Incidence, significance, and pharmacological responses of catheter- induced mechanical trauma in patients receiving radiofrequency ablation for supraventricular tachycardia. Circulation. 1994;90(4):1847-1854. doi:10.1161/01.cir.90.4.1847
7 AndradeJG,BennettMT,DeyellMW,etal. TheClinicalCardiacElectrophysiologyHandbook. 1 edition. Cardiotext Publishing; 2016.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Các phiên bản
- 04-03-2023 (2)
- 04-03-2023 (1)