Kết quả sử dụng bóng đối xung động mạch chủ hỗ trợ can thiệp động mạch vành ở bệnh nhân nguy cơ cao

Các tác giả

  • Nguyễn Trung Hậu Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai
  • Phạm Mạnh Hùng Bộ môn Tim mạch, Đại học Y Hà Nội
  • Tạ Mạnh Cường Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.99.2022.12

Từ khóa:

Can thiệp động mạch vành nguy cơ cao, bóng đối xung động mạch chủ.

Tóm tắt

Giới thiệu: Can thiệp động mạch vành ở bệnh nhân nguy cơ cao có tỷ lệ thành công thấp và nguy cơ các biến chứng cao hơn. Bóng đối xung động mạch chủ là một thiết bị hỗ trợ huyết động được khuyến cáo dùng trong can thiệp nhóm bệnh nhân này.
Mục tiêu: (1) Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh động mạch vành nguy cơ cao. (2) Đánh giả kết quả sử dụng bóng đối xung động mạch chủ hỗ trợ can thiệp động mạch vành ở bệnh nhân nguy cơ cao.
Đối tượng và phương pháp: Từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 9 năm 2021, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 16 bệnh nhân có bệnh động mạch vành nguy cơ cao được can thiệp dưới sự hỗ trợ của bóng đối xung động mạch chủ.
Kết quả: Tổng số có 16 bệnh nhân, gồm 11 nam và 5 nữ, tuổi trung bình 72,5±8,14. Các yếu tố nguy cơ tim mạch thường gặp nhất là Tăng huyết áp (62,5%), hút thuốc lá (50%) và đái tháo đường (43,75%). Phân số tống máu thất trái (EF) trung bình 33,12±6,48%. Điểm SYNTAX trung bình là 27,44±3,18. Có 9 bệnh nhân (56,25%) được can thiệp ở vị trí thân chung động mạch vành trái. Bóng đối xung động mạch chủ được đặt thành công ở 100% bệnh nhân. Huyết áp trung bình trước đặt bóng là 77,67±7,2 mmHg và sau đặt bóng là 88,31±7,39 mmHg, p=0,001. Tần số tim trước đặt bóng là 83,93±12,66 chu kỳ/phút và sau đặt bóng là 80,75±9,84 chu kỳ/phút, p=0,007. Có 1 bệnh nhân có biến chứng giả phình động mạch đùi (6,2%) nhưng không cần xử lý thêm. 1 bệnh nhân tử vong trong thời gian nằm viện.
Kết luận: Bóng đối xung động mạch chủ nên được sử dụng để hỗ trợ can thiệp với các bệnh nhân bệnh động mạch vành nguy cơ cao. 

Tài liệu tham khảo

1. Rihal CS, Naidu SS, Givertz MM, Szeto WY, Burke JA, Kapur NK, et al. 2015 SCAI/ACC/HFSA/STS Clinical Expert Consensus Statement on the Use of Percutaneous Mechanical Circulatory Support Devices in Cardiovascular Care: Endorsed by the American Heart Assocation, the Cardiological Society of India, and Sociedad Latino Americana de Cardiologia Intervencion; Affirmation of Value by the Canadian Association of Interventional Cardiology-Association Canadienne de Cardiologie d’intervention. J Am Coll Cardiol. 2015 May 19;65(19):e7–26.

2. Perera D, Stables R, Thomas M, Booth J, Pitt M, Blackman D, et al. Elective intra-aortic balloon counterpulsation during high-risk percutaneous coronary intervention: a randomized controlled trial. JAMA. 2010 Aug 25;304(8):867–74.

3. Briguori C, Sarais C, Pagnotta P, Airoldi F, Liistro F, Sgura F, et al. Elective versus provisional intra- aortic balloon pumping in high-risk percutaneous transluminal coronary angioplasty. Am Heart J. 2003 Apr;145(4):700–7.

4. Mishra S, Chu WW, Torguson R, Wolfram R, Deible R, Suddath WO, et al. Role of prophylactic intra- aortic balloon pump in high-risk patients undergoing percutaneous coronary intervention. Am J Cardiol. 2006 Sep 1;98(5):608–12.

5. PanW-H,YehW-T.Howtodefineobesity?Evidence-basedmultipleactionpointsforpublicawareness,screening, and treatment: an extension of Asian-Pacific recommendations. Asia Pac J Clin Nutr. 2008;17(3):370–4.

6. Keelan PC, Johnston JM, Koru-Sengul T, Detre KM, Williams DO, Slater J, et al. Comparison of in- hospital and one-year outcomes in patients with left ventricular ejection fractions or=50% having percutaneous coronary revascularization. Am J Cardiol. 2003 May 15;91(10):1168–72.

7. Kern MJ, Aguirre F, Bach R, Donohue T, Siegel R, Segal J. Augmentation of coronary blood flow by intra- aortic balloon pumping in patients after coronary angioplasty. Circulation. 1993 Feb;87(2):500–11.

8. Al-Khatib SM, Stevenson WG, Ackerman MJ, Bryant WJ, Callans DJ, Curtis AB, et al. 2017 AHA/ACC/ HRS guideline for management of patients with ventricular arrhythmias and the prevention of sudden cardiac death: Executive summary: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines and the Heart Rhythm Society. Heart Rhythm. 2018 Oct;15(10):e190–252.

Tải xuống

Đã Xuất bản

30-11-2022 — Cập nhật vào 06-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Nguyễn, T. H., Phạm, M. H., & Tạ, M. C. (2023). Kết quả sử dụng bóng đối xung động mạch chủ hỗ trợ can thiệp động mạch vành ở bệnh nhân nguy cơ cao. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (99), 83–88. https://doi.org/10.58354/jvc.99.2022.12 (Original work published 30 Tháng Mười-Một 2022)

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3 4