Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ hội chứng chuyển hóa của người dân tỉnh Thừa Thiên Huế

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Hường Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế
  • Đoàn Phước Thuộc Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế
  • Lê Văn Chi Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.98.2021.109

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ mắc và đặc điểm dịch tễ học hội chứng chuyển hóa của người dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

Phương pháp: Thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang trên mẫu đại diện là 1600 người dân từ 25 tuổi trở lên tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Thu thập thông tin về nhân khẩu học, kinh tế, các chỉ số nhân trắc, đo huyết áp, làm các xét nghiệm đường máu và lipid máu. Hội chứng chuyển hóa được chẩn đoán theo đồng thuận của các tổ chức IDF, NHLBI, AHA, WHF, IAS, IASO năm 2009.

Kết quả: Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa của người dân là 24,4% trong đó thường gặp nhất là chỉ số huyết áp tăng (41,9%), tiếp đến là tăng triglyceride (35,3%), giảm HDL-C (31,3%), béo bụng (26,7%), và tăng đường máu (18,5%). Có mối liên quan giữa tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa theo nơi cư trú, nhóm tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn và nghề nghiệp.

Kết luận: Hội chứng chuyển hóa chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng. Do đó, cần đề ra chiến lược có hiệu quả và phù hợp với bối cảnh hiện tại.

Từkhóa:Dịch tễ học, hội chứng chuyển hóa.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng (2016). Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm Việt Nam 2015, tr. 2-10.

2. Võ Thị Dễ, Lê Thanh Liêm (2013). “Tần suất và đặc điểm hội chứng chuyển hóa trong cộng đồng tỉnh Long An năm 2010”, Tạp chí Y học thực hành, 856(1), tr. 13-16.

3. Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phan Nguyễn Thanh Bình, Trần Quốc Cường (2012). “Dịch tễ học bệnh rối loạn chuyển hóa tại thành phố Hồ Chí Minh: xu thế gia tăng và trẻ hóa”, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 8(3), tr. 1-5.

4. Đỗ Văn Lương (2015). “Thực trạng mắc hội chứng chuyển hóa và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại huyện Vũ Thư, Thái Bình năm 2013”, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 11(2), tr. 17-22.

5. Huỳnh Văn Minh, Đoàn Phước Thuộc (2008).“Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học hội chứng chuyển hóa trên nhân dân Thừa Thiên Huế và những người có nguy cơ cao”, Tạp chí Y học thực hành, (616+617), tr. 594-610.

6. AguilarM.,BhuketT. and Torres S. (2015). “Prevalence of the metabolic syndrome in the United States, 2003-2012”, Jama, 313(19), pp. 1973-1974.

7. AlbertiK.G.,EckelR.H.andGrundyS.M.(2009).“Harmonizing the metabolic syndrome: a joint interim statement of the International Diabetes Federation Task Force on Epidemiology and Prevention; National Heart, Lung, and Blood Institute; American Heart Association; World Heart Federation; International Atherosclerosis Society; and International Association for the Study of Obesity”, Circulation, 120(16), pp. 1640-1645.

8. Aryal N., Wasti S. (2015). “The prevalence of metabolic syndrome in South Asia: A systematic review”, International Journal of Diabetes in Developing Countries, 36, p.8

9. BinhT.Q.,PhuongP.T.andNhungB.T.(2014).“Metabolic syndrome among a middle-aged population in the Red River Delta region of Vietnam”, BMC Endocr Disord, 14, p. 77.

10. HarikrishnanS.,SarmaS.andSanjayG.(2018).“Prevalence of metabolic syndrome and its risk factors in Kerala, South India: Analysis of a community based cross-sectional study”, PLoS One, 13(3), p. e0192372.

11. Herningtyas E. H., Ng T. S. (2019). “Prevalence and distribution of metabolic syndrome and its components among provinces and ethnic groups in Indonesia”, BMC Public Health, 19(1), p. 377.

12. KerieS.,MenberuM.andGenetoM.(2019).“Metabolic syndrome among residents of Mizan-Aman town, South West Ethiopia, 2017: A cross sectional study”, PLoS One, 14(1), p. e0210969.

13. Marbou W. J. T., Kuete V. (2019). “Prevalence of Metabolic Syndrome and Its Components in Bamboutos Division’s Adults, West Region of Cameroon”, Biomed Res Int, 2019, p. 9676984.

14. SigitF.S.,TahaparyD.L.andTrompetS.(2020).“The prevalence of metabolic syndrome and its association with body fat distribution in middle-aged individuals from Indonesia and the Netherlands: a cross-sectional analysis of two population-based studies”, Diabetol Metab Syndr, 12, p. 2.

15.Wong-McClureR.A.,GreggE. W. and Barcelo A. (2015). “Prevalence of metabolic syndrome in Central America: a cross-sectional population-based study”, Rev Panam Salud Publica, 38(3), pp. 202-208.

Tải xuống

Đã Xuất bản

03-03-2023 — Cập nhật vào 03-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Nguyễn Thị Hường, Đoàn Phước Thuộc, & Lê Văn Chi. (2023). Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ hội chứng chuyển hóa của người dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (98), 142–150. https://doi.org/10.58354/jvc.98.2021.109

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả