Liên quan giữa nồng độ hs-Troponin I và chức năng tâm thu thất trái ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên
DOI:
https://doi.org/10.58354/jvc.99.2022.10Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định mối liên quan của nồng độ Troponin I tim có độ nhạy cao (high sensivity cardiac Troponin I) trong huyết thanh ở bệnh nhân lần đầu bị nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên với phân suất tống máu thất trái (EF) đánh giá bằng phương pháp simpson trên siêu âm tim qua thành ngực.
Phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang trên 103 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên được can thiệp động mạch vành qua da thì đầu. Bệnh nhân vào viện được làm xét nghiệm nồng độ Troponin I độ nhạy cao (hs-Troponin I) trong máu bằng phương pháp ELISA và siêu âm tim đánh giá phân suất tống máu thất trái thông qua phương pháp Simpson. So sánh giá trị phân suất tống máu và nồng độ hs-Troponin I trong huyết thanh từ đó tìm mối tương quan giữa hai thông số. Những bệnh nhân có nhồi máu cơ tim cũ, những nguyên nhân gây tăng hs-Troponin I không do nhồi máu cơ tim được loại trừ khỏi nghiên cứu.
Kết quả: Nồng độ hs-Troponin I có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ, nghịch biến với phân suất tống máu thất trái (r = -0,66; p = 0,0007). Những bệnh nhân EF < 50%, nồng độ Troponin I sau can thiệp tái tưới máu mạch vành qua da ≥ 21892 ng/L. Trên đường cong ROC, điểm ngưỡng (cut off) để dự đoán EF giảm ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên là 21892 ng/L, với diện tích dưới đường cong AUC là 0,7 và độ nhạy, độ đặc hiệu của giá trị này tương ứng lần lượt là 83,7% và 52,9%.
Kết luận: Nồng độ hs-Troponin I có mối tương quan nghịch biến, chặt chẽ với phân suất tống máu thất trái ở bệnh nhân lần đầu bị nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên. Như vậy có thể dùng Troponin I như một xét nghiệm có giá trị tiên lượng về chức năng tâm thu thất trái EF đo bằng phương pháp Simpson trên siêu âm qua thành ngực. Nồng độ hs-Troponin I sau can thiệp ≥ 21892 ng/L cho phép dự đoán tình trạng suy chức năng tâm thu thất trái với độ nhạy 83,7% và độ đặc hiệu 52,9%.
Tài liệu tham khảo
1. Trường Đại học Y Hà Nội – Bộ môn Nội (2019), Bệnh học Nội khoa tập 1, nhà xuất bản Y học.
2. Elliott M. Antman and al (1996). Cardiac-specific troponin i levels to predict the risk of mortality in patients with acute coronary syndromes. The New England Journal of Medecine, Volume 335, No 18, 1347
3. Olga Perelshtein Brezinov and al (2017). Prognostic value of ejection fraction in patients admitted with acute coronary syndrome. Medecine, 96:9, 3.
4. Katrukha (2013). Human Cardiac Troponin Complex – Structure and Functions. Biochemistry (Moscow), Vol 78, No.13, pp. 1447 – 1465.
5. Vermeiren Guy, Malbrain Manu, Walpot Jeroen: Cardiac Ultrasonography in the critical care setting: A practical approach to asses cardiac function and preload for the "non-cardiologist". Anaesthesiology intensive therapy; 47, 10.5603/AIT.a2015.0074
6. Salam Naser Zangana, Abdulkareem A.AL-Othman, Namir G.AL-Tawil. Role of Cardiac Troponin I level in predicting in-hospital outcomes in patients with ST-segment elevation myocardial infarction in Erbil-Iraq. Vol. 13 No. 1 (2017): Diyala Journal of Medicine the volume 13, Issue 1 for the month of October 2017.
7. Zhang-Wei Chen, Zi-Qing Yu, Hong-Bo Yang et al. Rapid predictors for the occurrence of reduced left ventricular ejection fraction between LAD and non-LAD related ST-elevation myocardial infarction. BMC Cardiovascular Disorders volume 16, Article number: 3 (2016).
8. M. Imteyaz Ahmad and al (2013). Cardiac Troponin I Level in STEMI and Clinical Correlation with Left Ventricular Dysfunction in Indian Population. Journal of Cardiovascular Diseases & Diagnosis, Volume 1, Issue 4, p.1000116.
9. M E Hands, V Antico, P L Thompson, J Hung, J S Robinson, B L Lloyd. Differences in left ventricular function between anterior and inferior myocardial infarction of equivalent enzymatic size. Int J Cardiol 1987 Nov;17(2):155-67.
10. Peter HStoneMD, FACC; Daniel SRaabeMD, FACC; Allan SJaffeMd, FACC. Prognostic significance of location and type of myocardial infarction: Independent adverse outcome associated with anterior location. Journal of the American College of Cardiology, Volume 11, Issue 3, March 1988, Pages 453-463
11. H L Kennedy, R J Goldberg, M Szklo, J A Tonascia. The prognosis of anterior myocardial infarction revisited: a community-wide study. Clin Cardiol 1979 Dec;2(6):455-60.
12. Tzu-Hsien Tsai, Han-Tan Chai, Cheuk-Kwan Sun, Steve Leu. Comparison of 30-day mortality between anterior-wall versus inferior-wall ST-segment elevation myocardial infarction complicated by cardiogenic shock in patients undergoing primary coronary angioplasty. Cardiology 2010;116(2):144-50.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Các phiên bản
- 06-03-2023 (2)
- 30-11-2022 (1)