Tạp chí Tim mạch học Việt Nam https://jvc.vnha.org.vn/tmh <p>Tạp chí Tim mạch học Việt Nam (Tên tiếng anh: Journal of Vietnamese Cardiology - JVC) tiền thân là tờ Thông tin Tim mạch học do Hội Tim mạch học Hà Nội và Hội Tim mạch Việt Nam phát hành, số đầu tiên vào quý IV năm 1989. Từ tháng 11/1994 cho tới nay, Tạp chí chính thức đổi tên thành Tạp chí Tim mạch học Việt Nam xuất bản bởi Hội Tim mạch học Việt Nam.</p> <p> JVC là một tạp chí truy cập mở hoàn toàn (Fully Open-Access) xuất bản các bài báo Nghiên cứu (<span style="font-size: 0.875rem;">Original Article</span>), Bài Tổng quan và Phân tích (Review), Trang tin và Thời sự tim mạch (Newsletter), Bàn luận (Editorial) và Nghiên cứu ca bệnh (Case report) trong lĩnh vực tim mạch học.</p> <p><strong>Thông tin tạp chí:</strong></p> <ul> <li>Giấy phép xuất bản: 472/GP-BTTTT cấp ngày 22 tháng 07 năm 2021</li> <li>ISSN: <a href="https://portal.issn.org/resource/ISSN/1859-2848">1859-2848</a></li> <li>Tần suất xuất bản: 04 số/năm</li> <li>DOI prefix: 10.58354</li> <li>Chỉ mục: Crossref, Vietnam Citation Gateway - Vcgate</li> <li>Công cụ chống đạo văn áp dụng: Ithenticate. Các bài báo có tỉ lệ đạo văn lớn hơn 25% sẽ không được xem xét đánh giá.</li> <li>Trang chủ: https://jvc.vnha.org.vn</li> </ul> <p><strong>Quy trình phản biện</strong></p> <p>Các bản thảo nào thuộc phạm vi xuất bản và đáp ứng được các yêu cầu của thể lệ viết bài sẽ được chuyển cho các thành viên ban biên tập phụ trách. Các bản thảo sau đó sẽ trải qua quá trình phản biện kín hai chiều bởi ít nhất 02 (hai) chuyên gia độc lập trong lĩnh vực tương ứng. Thành viên ban biên tập phụ trách sẽ đưa ra quyết định trước khi được phê duyệt của Tổng biên tập.</p> <p><strong>Cam kết bảo mật</strong></p> <p>JVC cam kết thực hiện và tuân thủ các quy định của luật và các văn bản hướng dẫn liên quan đến bảo mật thông tin cá nhân. Các thông tin mà người dùng nhập vào các biểu mẫu trên Hệ thống Quản lý xuất bản trực tuyến của JVC chỉ được sử dụng vào các mục đích thuộc phạm vi xuất bản của tạp chí và sẽ không được cung cấp cho bất kỳ bên thứ ba nào khác, hay dùng vào bất kỳ mục đích nào khác.</p> <p><strong>Đạo đức nghiên cứu</strong></p> <p>Các nghiên cứu phản ánh trực tiếp chất lượng công việc của các tác giả và các cơ sở hỗ trợ. Để được xuất bản, các bài báo được đều được phản biện đánh giá theo quy trình chặt chẽ và khoa học mà JVC đã đề ra. Do đó, điều quan trọng là phải thống nhất và đảm bảo các tiêu chuẩn về hành vi đạo đức cho tất cả các bên liên quan đến hoạt động xuất bản: tác giả, người biên tập tạp chí, người bình duyệt, nhà xuất bản và cộng đồng của các tạp chí do xã hội sở hữu hoặc tài trợ.</p> Hội tim mạch học Việt Nam vi-VN Tạp chí Tim mạch học Việt Nam 1859-2848 Những cập nhật về điều trị suy tim năm 2023 https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/763 <p>Suy tim là vấn đề sức khỏe toàn cầu gây ảnh hưởng đến hơn 64 triệu người và là nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân phải nhập viện tại Hoa Kì và châu Âu. Nếu như trước đây, suy tim thường được coi là vùng đất khô cằn của tim mạch với tiên lượng tồi ngang với một số bệnh ung thư. Nhưng chỉ trong vài năm trở về đây, với những bước tiến lớn như sự ra đời của các thuốc mới và dụng cụ hỗ trợ tim đã giúp tạo nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực điều trị suy tim. Năm 2023, mặc dù số lượng các nghiên cứu “bom tấn” đã bắt đầu có xu hướng giảm sút nhưng bù lại, có nhiều tiến bộ khác trong tim mạch có liên quan đến suy tim.</p> Tuấn Đạt Phan Phi Điệp Hoàng Ngọc Quang Nguyễn Mạnh Hùng Phạm Doãn Lợi Đỗ Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Tim mạch học Việt Nam 2024-01-20 2024-01-20 107S(1) 10.58354/jvc.107S(1).2024.763 Một số điểm nổi bật trong lĩnh vực dự phòng bệnh lý tim mạch năm 2023 https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/764 <p>Phân tầng nguy cơ bệnh lý tim mạch giúp bác sĩ thực hành lâm sàng đưa ra các mục tiêu điều trị cụ thể cho từng cá thể người bệnh. Cập nhật nguy cơ bệnh lý tim mạch do xơ vữa trong vòng 10 năm cho người bệnh đái tháo đường typ 2 và nguy cơ bệnh lý tim mạch toàn bộ trong vòng 10 năm và 30 năm thông qua thang điểm SCORE2-Diabetes và công cụ PREVENT hứa hẹn giúp ích nhiều trong sàng lọc, đánh giá nguy cơ, xác định mức độ bệnh lý tim mạch cũng như đưa ra các biện pháp dự phòng và điều trị. Việc thiếu các bằng chứng chứng minh hiệu quả trong cải thiện biến cố tim mạch đặc biệt là đột quỵ của thuốc chẹn beta giao cảm đòi hỏi việc sử dụng thuốc này cần tuân theo các hướng dẫn điều trị hiện hành để mang lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh tăng huyết áp. Nhiều khía cạnh trong dự phòng bệnh tim mạch đặc biệt là lĩnh vực điều trị rối loạn lipid máu có các nghiên cứu có giá trị được báo cáo trong năm 2023 là tiền đề để có chiến lược hiệu quả hơn trong cải thiện biến cố tim mạch trong các năm tiếp theo.</p> Đức Hạnh Văn Thị Thanh Huyền Bùi Thị Thúy Nga Trương Vĩnh Hà Bùi Mạnh Hùng Phạm Lân Việt Nguyễn Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Tim mạch học Việt Nam 2024-01-20 2024-01-20 107S(1) 10.58354/jvc.107S(1).2024.764 Một số nghiên cứu nổi bật về rối loạn nhịp tim năm 2023 https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/765 <p>Trong năm 2023, sau khi kết thúc đại dịch COVID 19, lĩnh vực nghiên cứu về rối loạn nhịp tim đã bùng nổ với hàng ngàn nghiên cứu trên Thế giới được báo cáo trực tiếp hoặc, poster tại nhiều hội nghị lớn về nhịp tim trên thế giới như: Hội nghị khoa học nhịp tim thường niên Châu Âu (EHRA 2023), Hội nghị khoa học lần thứ 44 Hội Nhịp tim Hoa Kỳ (HRS 2023), Hội nghị Nhịp tim thường niên Châu Á – Thái Bình Dương (APHRS 2023)… Trong bài báo này, chúng tôi muốn giới thiệu 03 nghiên cứu tiêu biểu trong các nghiên cứu về lĩnh vực rối loạn nhịp tim đã được trình bày trong các Hội nghị Nhịp tim năm 2023.</p> Trần Linh Phạm Huy Thành Vũ Song Giang Trần Đình Phong Phan Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Tim mạch học Việt Nam 2024-01-20 2024-01-20 107S(1) 10.58354/jvc.107S(1).2024.765 Hở van ba lá - Cập nhật vai trò của hình ảnh học: Làm sao để giải quyết những vấn đề thách thức từ chẩn đoán đến điều trị? https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/766 <p>Hở van ba lá là một bệnh lý van tim phức tạp, tỷ lệ tử vong cao phụ thuộc vào từng bệnh cảnh lâm sàng. Rất nhiều bệnh nhân được phát hiện muộn khi đã biểu hiện suy tim phải trên lâm sàng. Bệnh nhân chưa được phẫu thuật điều trị hở ba lá chiếm tỷ lệ cao. Với mong muốn giải quyết những vấn đề này, nhiều thiết bị sửa van hai lá qua đường ống thông đã được thử nghiệm và áp dụng. &nbsp;Do đặc điểm cấu trúc và sinh lý của van ba lá, do thiết kế chặt chẽ của các thử nghiệm lâm sàng nên việc kết nối giữa thực hành chẩn đoán, lượng giá, hở ba lá, tối ưu hóa các cơ hội điều trị, theo dõi ghi nhận các hậu quả lâm sàng với việc thực hiện các thử nghiệm lâm sàng là một con đường phức tạp. Trong bài tổng quan này, chúng tôi tóm tắt những điểm chính và những phương pháp quan trọng để phát hiện, lượng giá, chia giai đoạn, phân tầng nguy cơ, theo dõi sau can thiệp, đánh giá tiên lượng và hậu quả lâm sàng, đặc biệt là chức năng tim phải và những thử nghiệm lâm sàng liên quan đến can thiệp qua đường ống thông và phẫu thuật van ba lá.</p> Thị Thu Hoài Nguyễn Doãn Lợi Đỗ Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Tim mạch học Việt Nam 2024-01-20 2024-01-20 107S(1) 10.58354/jvc.107S(1).2024.766 Tim mạch học một năm nhìn lại: Những điểm nội bật trong lĩnh vực bệnh mạch vành năm 2023 https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/767 <p>Trong năm qua bệnh mạch vành có khá nhiều nghiên cứu và các hướng dẫn của các hiệp hội và hội nghị lớn trên thế giới. Nổi bật nhất là chuỗi các nghiên cứu về vai trò của chẩn đoán hình ảnh trong lòng ĐMV (Intravascular Imaging) đặc biệt là OCT (chụp cắt lớp kết quang) ở bệnh nhân can thiệp ĐMV phức tạp, vị trí của chụp cắt lớp đa dãy ĐMC (CTA) trong chẩn đoán, đánh giá tổn thương và định hướng chiến lược điêu trị, nghiên cứu ORBITA-2 về can thiệp ĐMV ở BN hội chứng mạch vành mạn tính không được điều trị thuốc chống đau thắt ngực.</p> Quốc Thái Nguyễn Mạnh Hùng Phạm Lân Việt Nguyễn Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Tim mạch học Việt Nam 2024-01-20 2024-01-20 107S(1) 10.58354/jvc.107S(1).2024.767 Cập nhật hướng dẫn quản lý viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn của Hội Tim mạch Châu Âu 2023 về chỉ định điều trị ngoại khoa https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/768 <p>Kể từ Hướng dẫn về Quản lý viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (VNTMNK) của Hội Tim mạch Châu Âu năm 2015 cho đến nay, có nhiều dữ liệu nghiên cứu quan trọng đã được cập nhật và công bố. Vì vậy, năm 2023 Hội Tim mạch Châu Âu đã đưa ra Hướng dẫn mới về Quản lý viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn nhằm cập nhật các khuyến nghị mới về chẩn đoán cũng như điều trị dựa trên các bằng chứng mới được công bố. Trong hướng dẫn mới này, bên cạnh các khuyến cáo về phòng VNTMNK, chẩn đoán và các liệu pháp điều trị chung thì vai trò của điều trị ngoại khoa ngày càng được nhấn mạnh. Trong khuân khổ bài báo này sẽ đưa ra các cập nhật mới về chỉ định điều trị ngoại khoa trong VNTMNK.</p> Quốc Đạt Phạm Thị Thu Hoài Nguyễn Doãn Lợi Đỗ Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Tim mạch học Việt Nam 2024-01-20 2024-01-20 107S(1) 10.58354/jvc.107S(1).2024.768 Những điểm nổi bật trong lĩnh vực can thiệp mạch máu ngoại biên năm 2023 https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/769 <p>Trong năm 2023, có một số nghiên cứu mới trong lĩnh vực can thiệp mạch máu ngoại biên. Tạp chí Tim mạch học xin điểm lại 2 điểm nổi bật có thể dẫn đến các thay đổi trong thực hành lâm sàng.</p> Huỳnh Linh Đinh Tuấn Hải Nguyễn Mạnh Cường Tạ Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Tim mạch học Việt Nam 2024-01-20 2024-01-20 107S(1) 10.58354/jvc.107S(1).2024.769 Các thiết bị trong điều trị Tăng huyết áp: Quá khứ, Hiện tại và Tương lai https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/770 <p>Trong thập kỷ qua, những nỗ lực nhằm cải thiện việc kiểm soát huyết áp đã vượt ngoài các phương pháp tiếp cận thông thường về điều chỉnh lối sống và điều trị bằng thuốc đến áp dụng các phương pháp điều trị can thiệp. Hiện tại có khá nhiều thuốc và biện pháp phối hợp thuốc trong điều trị kiểm soát tăng huyết áp (THA). Bên cạnh đó, nhu cầu không phải dùng thuốc từ ban đầu mà vẫn kiểm soát được huyết áp hoặc có những trường hợp tăng huyết áp khó kiểm soát bằng thuốc khiến cho việc liên tục tìm kiếm các phương pháp thay thế hoặc phối hợp thuốc để điều trị kiểm soát tốt THA là một hướng ngày càng được quan tâm. Gần đây, một loạt các kĩ thuật can thiệp điều trị huyết áp mới được phát triển và đã chứng minh được sự hiệu quả trong hạ huyết áp.</p> Bá Hiếu Trần Ngọc Quang Nguyễn Mạnh Hùng Phạm Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Tim mạch học Việt Nam 2024-01-20 2024-01-20 107S(1) 10.58354/jvc.107S(1).2024.770 Những tiến bộ trong can thiệp qua da bệnh lý hở van hai lá hiện nay https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/771 <p><strong>Mở đầu:</strong> Can thiệp hở van hai lá hiện nay vẫn đang là thách thức lớn với các bác sĩ can thiệp tại Việt Nam cũng như trên thế giới.</p> <p><strong>Nội dung: </strong>Cho đến nay, một số nhóm giải pháp kỹ thuật đã được trình bày để sửa/ thay van hai lá qua đường ống thông, đó là: kỹ thuật kẹp hai bờ van (MitraClip, Pascal); kỹ thuật tạo hình vòng van gián tiếp (Carillon); Kỹ thuật tạo hình vòng van trực tiếp (Millipede, Cardioband); kỹ thuật cấy dây chằng van hai lá (Neochord, Harpoon); kỹ thuật thay van hai lá qua da (Intrepid, Tendyne, Tiara, Sapien M3...).</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Qua nghiên cứu các thiết bị mới trong can thiệp qua da van hai lá, có thể nói đây là lĩnh vực còn rất mới mẻ, còn đang được nghiên cứu và phát triển trên toàn thế giới. Cho đến nay kỹ thuật “kẹp” hai bờ van (MitraClip) vẫn là kỹ thuật chủ đạo trong sửa van hai lá nguyên phát và thứ phát, với nhiều nghiên cứu nhất và khuyến cáo ủng hộ của cả ACC/ESC.</p> Nhật Minh Phạm Ngọc Quang Nguyễn Thị Thu Hoài Nguyễn Mạnh Hùng Phạm Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Tim mạch học Việt Nam 2024-01-20 2024-01-20 107S(1) 10.58354/jvc.107S(1).2024.771 Can thiệp đặt stent động mạch cảnh: thực hành hiện tại và xu hướng phát triển tương lai https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/772 <p>Hẹp động mạch (ĐM) cảnh đoạn ngoài sọ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ thiếu máu não, chiếm đến 15% trên tổng số các nguyên nhân. Ở các bệnh nhân này nếu không được điều trị dự phòng thứ phát thì tỷ lệ tái phát trong vòng 14 ngày đầu lên đến 11,5%. Do đó bên cạnh điều trị nội khoa tối ưu thì can thiệp tái thông ĐM cảnh đóng vai trò quan trọng trong dự phòng tái phát đột quỵ não trên các đối tượng trên.</p> <p>Đầu những năm 1950, DeBakey lần đầu tiến hành phẫu thuật bóc tách nội mạc ĐM cảnh (CEA). Kể từ đó, CEA đã được chấp nhận rộng rãi như một phương pháp tiêu chuẩn điều trị tái thông ĐM cảnh. Một số thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh tính ưu việt của nó so với điều trị nội khoa tối ưu trong phòng ngừa thứ phát. Hơn hai thập kỷ sau đó, vào năm 1981, Klaus Mathias lần đầu tiên thực hiện nong ĐM cảnh bằng bóng qua da. Mặc dù cho kết quả khả quan, nong bóng đơn thuần có tỉ lệ tái hẹp cao, và có thể gây một số biến chứng như lóc tách nội mạc ĐM cảnh và bong mảng xơ vữa gây đột quỵ não. Trên cơ sở các nghiên cứu về lợi ích của stent trong can thiệp ĐM vành, can thiệp đặt stent ĐM cảnh (CAS) đã sớm thay thế cho thủ thuật nong bóng đơn thuần và kể từ năm 1994, CAS đã được áp dụng như một phương pháp tái thông thay thế cho CEA trong nhiều thử nghiệm lâm sàng.</p> <p>Đặt stent ĐM cảnh ít xâm lấn hơn so với bóc tách nội mạc ĐM cảnh, đồng thời giảm nguy cơ tổn thương dây thần kinh sọ và tụ máu vùng cổ. Phương pháp này cũng có lợi thế hơn bóc tách nội mạc ĐM cảnh ở những bệnh nhân có tổn thương vùng cổ trước đó (do tia xạ, phẫu thuật vùng cổ trước đó), hoặc trong trường hợp vị trí giải phẫu khó tiếp cận (tổn thương ĐM cảnh trong đoạn rất cao, tổn thương ĐM cảnh chung đoạn gần). Đồng thời, những bệnh nhân có nguy cơ cao bị biến chứng tim mạch chu phẫu có thể được hưởng lợi từ can thiệp đặt stent ĐM cảnh do làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, là một biến chứng phổ biến sau bóc tách nội mạc ĐM cảnh. Do đó trong 10 năm qua, việc sử dụng CAS đã tăng lên và hiện tại là một thủ thuật thường quy ở các trung tâm can thiệp tim mạch, thần kinh trên toàn thế giới và tại Việt Nam. Bài viết này nhằm cho một cái nhìn tổng quan về&nbsp; thực hành can thiệp đặt stent ĐM cảnh hiện nay và các xu hướng phát triển trong tương lai.</p> Nguyên Tùng Bùi Quốc Thái Nguyễn Ngọc Quang Nguyễn Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Tim mạch học Việt Nam 2024-01-20 2024-01-20 107S(1) 10.58354/jvc.107S(1).2024.772 Chẩn đoán hình ảnh trong lòng mạch: Quá khứ, hiện tại và tương lai https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/773 <p>Mặc dù chụp mạch vành cản quang là kỹ thuật được hầu hết các bác sĩ tim mạch can thiệp sử dụng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của tổn thương mạch vành và hướng dẫn điều trị, nhưng chụp động mạch vành có một số hạn chế nhất định như kết quả thể hiện là hình chiếu phẳng của lòng mạch nên hình ảnh có thể bị thu ngắn lại, không mô tả được tính chất mảng xơ vữa hoặc gánh nặng xơ vữa, các đặc điểm của cấu trúc thành mạch. Xuất phát từ thực tế đó, các công nghệ hình ảnh nội mạch ra đời bao gồm siêu âm trong lòng mạch (IVUS), chụp cắt lớp quang học (OCT) và quang phổ cận hồng ngoại (NIRS). Các kỹ thuật này cung cấp hình ảnh chụp cắt ngang động mạch vành bao gồm lòng mạch, thành mạch, gánh nặng mảng xơ vữa, thành phần và phân bố mảng bám, và thậm chí cả cấu trúc quanh mạch máu - thông tin hứa hẹn nhưng hiếm khi được cung cấp qua chụp mạch cản quang.</p> <p>Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh trong lòng mạch (IVI) có thể được sử dụng để trả lời các câu hỏi xảy ra trong quá trình thực hành hàng ngày cũng như theo dõi kết quả của bệnh nhân như: &nbsp;Mức độ hẹp này có nghiêm trọng không? Thủ phạm gây tổn thương ở đâu? Kích thước và chiều dài stent phù hợp là bao nhiêu? Khả năng thuyên tắc phần xa hoặc nhồi máu cơ tim quanh thủ thuật trong quá trình đặt stent là gì? Sự can thiệp đã được tối ưu hóa chưa? Tại sao stent này bị huyết khối hoặc tái hẹp? Bài viết này tóm tắt những ứng dụng của kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh trong lòng mạch trong quá khứ cho đến hiện tại cũng như dữ liệu về việc kết hợp chúng vào thực hành lâm sàng thông thường và hướng đi trong tương lai.</p> Phương Anh Nguyễn Quốc Thái Nguyễn Mạnh Hùng Phạm Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Tim mạch học Việt Nam 2024-01-20 2024-01-20 107S(1) 10.58354/jvc.107S(1).2024.773 Khuyến cáo của Hội Tim mạch Châu Âu – điểm nhấn trong lĩnh vực quản lý bệnh cơ tim năm 2023 https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/774 <p>Năm 2023 là một năm đáng ghi nhớ với sự ra đời của khuyến cáo đầu tiên tổng hợp về các bệnh lý cơ tim do Hội Tim mạch Châu Âu ban hành vào tháng 11. Tuy khuyến cáo này không thay thế hoàn toàn các hướng dẫn xử trí chuyên biệt cho từng bệnh lý cơ tim cụ thể (như khuyến cáo về bệnh cơ tim phì đại của Hội Tim mạch Hoa Kỳ và Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ – AHA/ACC – năm 2020 hay các đồng thuận về quản lý bệnh cơ tim thất phải do rối loạn nhịp của Hội nhịp học Hoa Kỳ – HRS – 2019,…) nhưng nó đóng vai trò như một tài liệu tổng hợp đầu tiên hướng dẫn việc chẩn đoán, điều trị và quản lý của các bệnh cơ tim. Bài viết này sẽ điểm lại một số nét mới trong khuyến cáo trên của Hội Tim mạch Châu Âu.</p> Thúy Cẩn Đỗ Kim Bảng Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Tim mạch học Việt Nam 2024-01-20 2024-01-20 107S(1) 10.58354/jvc.107S(1).2024.774 Đánh giá sinh lý bệnh động mạch vành: quá khứ, hiện tại và tương lai https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/775 <p>Tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim là yếu tố tiên lượng quan trọng ở bệnh nhân tim mạch. Phân suất dự trữ lưu lượng mạch vành (FFR) và những chỉ số không giãn mạch là những phương pháp xâm lấn để phát hiện và xác định tình trạng thiếu máu cơ tim do bệnh động mạch vành. Một số nghiên cứu ngẫu nhiên và các nghiên cứu sổ bộ với số lượng bệnh nhân lớn đã chứng minh lợi ích của việc đo các chỉ số sinh lý ở những bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành. Ngoài ra, sự phát triển gần đây của các kỹ thuật hình ảnh và tính toán đã cho phép việc đánh giá sinh lý mạch vành dựa trên hình ảnh, và tích hợp những thông tin hình ảnh cùng với sinh lý từ&nbsp; các dữ liệu đánh giá xâm lấn cũng như là không xâm lấn. Trong bài báo này, chúng tôi xem xét việc đánh giá sinh lý mạch vành trong quá khứ, hiện tại cũng như triển vọng trong tương lai.</p> Lê Minh Phạm Kim Quân Hoàng Tuấn Đạt Phan Trung Anh Mai Mạnh Hùng Phạm Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Tim mạch học Việt Nam 2024-01-20 2024-01-20 107S(1) 10.58354/jvc.107S(1).2024.775 Các cập nhật về Rung nhĩ năm 2023 https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/776 <p>Rung nhĩ là một trong các rối loạn nhịp phổ biến và phức tạp nhất. Rung nhĩ đã, đang và sẽ là gánh nặng y tế to lớn trong các cộng đồng, đặc biệt ở nhóm người cao tuổi. Tỷ lệ các biến cố tim mạch và tử vong liên quan đến rung nhĩ đang ngày càng tăng, kéo theo chi phí y tế khổng lồ dành cho chăm sóc và điều trị bệnh nhân rung nhĩ. Các nghiên cứu ở Hoa Kỳ cho thấy, số ca mắc rung nhĩ ước đến 5,6 triệu ca vào năm 2050.<sup>1</sup> Còn ở Châu Âu, số ca rung nhĩ dự báo sẽ tăng gấp đôi vào năm 2060 so với con số 9 triệu ca hiện nay. <sup>2</sup></p> <p>Các nhà nghiên cứu, các công ty dược phẩm và thiết bị y tế đang đầu tư rất nhiều nguồn lực vào các nghiên cứu liên quan đến bệnh sinh rung nhĩ, các phương pháp điều trị rung nhĩ, ngăn ngừa tái phát rung nhĩ và các phương thức giảm thiểu các biến cố tim mạch liên quan đến rung nhĩ. Các hiệp hội chuyên ngành lớn trong lĩnh vực Tim mạch trên thế giới như Hội Tim mạch Châu Âu, Hội Tim mạch Hoa Kỳ/Trường môn Tim mạch học Hoa Kỳ cũng dành rất nhiều tâm huyết cho việc liên tục cập nhật và biên soạn các Khuyến cáo thực hành chẩn đoán và điều trị rung nhĩ.</p> <p>Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin được chọn lọc và bàn luận một số khía cạnh mới và quan trọng trong tiếp cận chẩn đoán và điều trị rung nhĩ cho đến thời điểm kết thúc năm 2023, cũng như một số phương pháp điều trị can thiệp rung nhĩ đang dần trở nên phổ biến trên toàn thế giới.</p> Võ Kiên Lê Đình Phong Phan Trần Linh Phạm Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Tim mạch học Việt Nam 2024-01-20 2024-01-20 107S(1) 10.58354/jvc.107S(1).2024.776 Xu hướng ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y tế và tim mạch https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/783 <p>Hội nghị khoa học thường niên của Hội Tim mạch Hoa kỳ (AHA) luôn là sự kiện khoa học tim mạch quốc tế lớn nhất để khép lại một năm dương lịch. AHA 2023 tại Philadelphia, tháng 11 năm nay, đã giành không ít thời lượng để trình bày, chia sẻ và thảo luận vể các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) bên giường bệnh với những thử nghiệm lâm sàng lần đầu được công bố như: (1) thử nghiệm SPEC-AI<sup>1</sup> sàng lọc bằng ống nghe kỹ thuật số trên gần 1200 phụ nữ mang thai và sau sinh ở Nigeria cho phép tăng gấp đôi số ca suy tim mới phát hiện (vốn sẽ bị bỏ sót theo cách chăm sóc thông thường), cho phép quản lý thích hợp kịp thời và giảm tử vong hoặc biến chứng; (2) thử nghiêm SPEECH trên 400 người lớn suy tim ở Israel, tận dụng công nghệ phân tích tiếng nói trên điện thoại thông minh để phát hiện sớm các dấu hiệu xấu đi của suy tim, đạt độ chính xác tới 71% trong việc phát hiện các sự kiện suy tim khoảng 3 tuần trước khi nhập viện; (3) thử nghiệm ARISE trên các bệnh nhân nhồi máu cơ tim ST chênh lên (STEMI) tại một bệnh viện ở Đài Loan ứng dụng AI hỗ trợ phân tích điện tâm đồ cho phép tăng khả năng chẩn đoán (giá trị dự báo dương 88% và giá trị dự báo âm 99,9%) cho phép chuyển bệnh nhân STEMI đến phòng thông tim sớm gần 10 phút; (4) thử nghiệm ORFAN<sup>2</sup> đánh giá thêm nguy cơ viêm dựa trên lớp mỡ quanh động mạch vành (ĐMV)khi chụp cắt lớp đa dãy ĐMV thường quy làm tăng khả năng dự báo các biến cố tim mạch độc lập với các thang điểm nguy cơ trên lâm sàng (xếp lại khoảng 30% bệnh nhân lên nhóm nguy cơ cao hơn và khoảng 10% xuống nhóm nguy cơ thấp).</p> Ngọc Quang Nguyễn Mạnh Hùng Phạm Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Tim mạch học Việt Nam 2024-01-20 2024-01-20 107S(1) 10.58354/jvc.107S(1).2024.783 Hội chứng Brugada: Cập nhật chẩn đoán, phân tầng nguy cơ và điều trị https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/777 <p>Hội chứng Brugada, được mô tả lần đầu vào năm 1992, là bệnh lý di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường, biểu hiện bởi điện tâm đồ đặc trưng và nguy cơ rối loạn nhịp thất nguy hiểm dẫn đến đột tử. Phần lớn người bệnh Brugada không có biểu hiện lâm sàng, thay vào đó, bệnh được tình cờ phát hiện thông qua các bất thường điện tâm đồ qua khám sức khỏe định kỳ hoặc qua sàng lọc thân nhân của những người bệnh Brugada. Đối với những người bệnh có biểu hiện triệu chứng, bệnh cảnh lâm sàng cũng khá đa dạng với những triệu chứng không đặc hiệu, bao gồm ngất (30%), khó thở về đêm (12%), cơn nhanh thất/rung thất (6%), và đột tử SCD (6%). Trong đó biểu hiện đột tử có thể là biểu hiện đầu tiên của bệnh mà không có bất kì một dấu hiệu dự báo nào trước đó. Cũng giống như các bệnh lý rối loạn nhịp di truyền khác, hội chứng Brugada có sự biến thiên rất lớn về kiểu hình lâm sàng giữa từng cá thể người bệnh. Người bệnh có điện tâm đồ dạng Brugada type 1 có thể không xuất hiện biến cố rối loạn nhịp trong suốt cuộc đời, tuy nhiên, cũng có một tỉ lệ nhất định xảy ra đột tử, hoặc các biến cố rối loạn nhịp khác. Sự biến thiên về kiểu hình lâm sàng này cho thấy, cơ chế bệnh sinh của hội chứng Brugada là tương đối phức tạp và hiện vẫn còn nhiều tranh cãi. Cho tới thời điểm hiện tại, với những hiểu biết ngày càng sâu hơn về cơ chế điện học và di truyền học, cũng như những bằng chứng lâm sàng mới được báo cáo, đã có nhiều thay đổi về chẩn đoán cũng như phân tầng nguy cơ và điều trị đối với người bệnh hội chứng Brugada.</p> Tuấn Việt Trần Đình Phong Phan Song Giang Trần Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Tim mạch học Việt Nam 2024-01-20 2024-01-20 107S(1) 10.58354/jvc.107S(1).2024.777 Công nghệ gen và protein trong tim mạch https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/778 <p>Công nghệ gen và protein đã trở thành thành phần không thể thiếu của y học chính xác, cho quản lý bệnh tim mạch. Những công nghệ tiên tiến này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao độ chính xác của sàng lọc, phân tầng nguy cơ và phát triển các loại thuốc cũng như phương pháp điều trị chính xác cho các bệnh tim mạch. Dựa trên phân tích dữ liệu genomics và proteomics, chúng ta có thể hiểu biết sâu sắc hơn về cơ chế hình thành và tiến triển của bệnh tim mạch, tạo điều kiện xác định chính xác kiểu hình-kiểu gen của từng cá nhân, từ đó đưa ra các chiến lược dự phòng và điều trị hiệu quả. Ngoài ra, công nghệ gen và protein hứa hẹn sẽ phát triển các loại thuốc mới được thiết kế đặc biệt để nhắm đến các bệnh tim mạch di truyền, phức tạp. Mặc dù có các tiềm năng kể trên, chúng ta vẫn cần phải thận trọng khi áp dụng công nghệ gen và protein trong thực hành quản lý bệnh tim mạch, cân nhắc các yếu tố quan trọng như độ chính xác, chi phí và khả năng tiếp cận. Bài viết này cung cấp cái nhìn toàn diện về các ứng dụng hiện tại và tiềm năng của công nghệ gen và protein trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch.</p> Ngọc Thanh Kim Thanh Hương Trương Lân Việt Nguyễn Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Tim mạch học Việt Nam 2024-01-20 2024-01-20 107S(1) 10.58354/jvc.107S(1).2024.778 Tầm quan trọng của điều trị thiếu sắt trong suy tim https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/779 <p>Ngoài chức năng tạo máu, sắt là một vi chất không thể thiếu cho một số quá trình sinh lí trong cơ thể. Thiếu sắt là một tình trạng thường gặp ở khoảng 50% bệnh nhân suy tim ổn định với bất kể chức năng thất trái. Thiếu sắt thường là một tình trạng đa yếu tố, liên quan đến giảm khả năng gắng sức, giảm chất lượng cuộc sống, tăng tỷ lệ nhập viện và nguy cơ tử vong bất kể tình trạng thiếu máu. Bổ sung sắt bằng đường tĩnh mạch đã ngày càng tỏ ra là một biện pháp điều trị triển vọng cho bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm vì có thể làm giảm nhẹ triệu chứng, tăng cường chất lượng cuộc sống cũng như khả năng gắng sức, và giảm tỷ lệ nhập viện.</p> Tuấn Đạt Phan Hữu Huy Nguyễn Ngọc Quang Nguyễn Mạnh Hùng Phạm Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Tim mạch học Việt Nam 2024-01-20 2024-01-20 107S(1) 10.58354/jvc.107S(1).2024.779 Hỗ trợ tuần hoàn cơ học trong sốc tim https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/780 <p>Sốc tim là một tình trạng bệnh lý phức tạp và đa dạng, đặc trưng bởi khả năng co bóp cơ tim bị suy giảm. Mục tiêu điều trị sốc tim là cải thiện các rối loạn huyết động bất thường và duy trì tưới máu mô đầy đủ. Nếu huyết áp thấp và tưới máu mô không đầy đủ vẫn tồn tại bất chấp liệu pháp ban đầu, hỗ trợ tuần hoàn cơ học tạm thời (t-MCS) nên được bắt đầu. Thập kỷ này chứng kiến sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới về quản lý sốc tim bằng cách sử dụng t-MCS thông qua kinh nghiệm tích lũy được với việc sử dụng bơm bóng động mạch chủ (IABP) và oxy hóa màng ngoài cơ thể động-tĩnh mạch (VA-ECMO), cũng như các thiết bị hoặc hệ thống cách mạng mới như bơm dòng chảy trục xuyên van (Impella) và kết hợp VA-ECMO và Impella (ECPELLA) dựa trên kiến thức về sinh lý học tuần hoàn. Trong giai đoạn chuyển tiếp này, chúng tôi điều chỉnh chiến lược quản lý sốc tim bằng t-MCS. Chiến lược quản lý liên quan đến việc lựa chọn cẩn thận một hoặc kết hợp các thiết bị t-MCS, tuỳ thuốc đặc điểm của từng thiết bị và tình trạng bệnh lý cụ thể. Việc lựa chọn này được hướng dẫn bởi việc theo dõi huyết động học, phân loại giai đoạn sốc, phân tầng nguy cơ và quản lý phối hợp bởi đội sốc đa ngành.</p> Minh Tuấn Phạm Mạnh Cường Tạ Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Tim mạch học Việt Nam 2024-01-20 2024-01-20 107S(1) 10.58354/jvc.107S(1).2024.780 Vai trò của cộng hưởng từ tim trong điều trị bệnh tim mạch và cập nhật một số kỹ thuật mới https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/781 <p>Chụp cộng hưởng từ (CHT) tim là một biện pháp thăm dò hình ảnh tiên tiến giúp đánh giá tốt hơn về cấu trúc tim, chức năng tim và đặc tính mô cơ tim. CHT tim được chỉ định trong bệnh lý cơ tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh cơ tim gây rối loạn nhịp, bệnh lý tim bẩm sinh, bệnh màng ngoài tim, các khối u tim. CHT tim được coi như một biện pháp sinh thiết không xâm lấn cung cấp các thông tin quan trọng về đặc điểm mô cơ tim. Bài báo này hệ thống lại vai trò hiện tại của CHT tim trong đánh giá tiên lượng và điều trị một số bệnh lý tim mạch. Ngoài ra, chúng tôi cũng cập nhật những kỹ thuật mới và triển vọng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) của lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh tim mạch.</p> Vĩnh Hà Bùi Thị Thu Hoài Nguyễn Đức Hạnh Văn Mạnh Hùng Phạm Ngọc Quang Nguyễn Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Tim mạch học Việt Nam 2024-01-20 2024-01-20 107S(1) 10.58354/jvc.107S(1).2024.781 Thuyên tắc động mạch phổi cấp: Kỳ vọng nào sau năm 2023 https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/782 <p>Thuyên tắc động mạch phổi cấp là một cấp cứu tim mạch, với tỷ lệ tử vong trong bệnh viện cao, và vẫn chưa có xu hướng giảm theo thời gian. Đã có nhiều khuyến cáo quốc tế, và quốc gia trong thời gian gần đây, cập nhật những tiến bộ mới nhất trong chẩn đoán, điều trị và dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch nói chung, và thuyên tắc phổi cấp nói riêng. Tuy nhiên, quản lý thuyên tắc phổi cấp vẫn còn nhiều thách thức. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã mở ra những hy vọng mới cho&nbsp; bệnh nhân thuyên tắc phổi cấp, từ việc áp dụng trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán sớm và phân tầng nguy cơ, đến sự xuất hiện của thuốc chống đông thế hệ mới, có hiệu quả điều trị tương tự các thuốc chống đông hiện hành, nhưng an toàn hơn; và vai trò ngày càng quan trọng của các phương pháp can thiệp tái tưới máu động mạch phổi, dự báo khả năng bổ sung, thậm chí thay thế phương pháp tái tưới máu toàn thân bằng thuốc tiêu sợi huyết.</p> Tuấn Hải Nguyễn Đức Hạnh Văn Mạnh Cường Tạ Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Tim mạch học Việt Nam 2024-01-20 2024-01-20 107S(1) 10.58354/jvc.107S(1).2024.782 Các thiết bị trong can thiệp bệnh lý động mạch chủ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/784 <p>Dụng cụ can thiệp nội mạch phải cần một vùng hàn gắn đủ thích hợp để Stent graft áp thành với thành động mạch ở cổ gần và cổ xa, còn được gọi là vùng gắn kết giúp loại bỏ áp lực dòng máu tác động đến vùng động mạch chủ bệnh ly. Chiều dài &nbsp;vùng gắn kết đối với động mạch chủ ngực ít nhất 15-20 mm và cổ túi phình động mạch chủ bụng ít nhất phải từ 10mm đến 15mm để tạo lên vùng gắn kết thích hợp và giúp cố định dụng cụ stent graft. Đánh giá định tính vùng gắn kết cũng rất quan trọng. Lý tưởng nhất là động mạch chủ đầu gần phải có hình dáng bình thường, không có huyết khối hoặc vôi hóa đáng kể làm giảm nguy cơ di chuyển stent graft hoặc endoleak type I. Ngoài ra, cần có đường vào động mạch chậu đùi đủ lớn không quá vôi hoá, xoắn vặn, hẹp để hệ thống Stent graft có thể đi qua. Sự phù hợp về giải phẫu là yếu tố quyết định quan trọng nhất cho sự thành công của thủ thuật can thiệp nội mạch điều trị bệnh lý ĐMC.</p> Xuân Thận Lê Ngọc Quang Nguyễn Mạnh Hùng Phạm Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Tim mạch học Việt Nam 2024-01-20 2024-01-20 107S(1) 10.58354/jvc.107S(1).2024.784